Hà Nội

Cận cảnh 4 du thuyền ‘ma’ còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh

02-04-2023 09:16 | Thời sự
google news

SKĐS - Đã 6 năm kể từ khi Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động du lịch đối với tất cả tàu thuyền phục vụ du lịch trên Hồ Tây, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn còn 4/147 phương tiện vẫn "án ngữ" trên mặt hồ, gây ảnh hưởng đến mỹ quan, ô nhiễm môi trường.

Mới đây, theo dự thảo quy định quản lý Hồ Tây được UBND TP Hà Nội bắt đầu đưa ra lấy ý kiến có 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động. Đó là kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng ca nô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy (kết hợp các công ty lữ hành du lịch quốc tế và nội địa trong khu vực); dịch vụ bơi thuyền (gồm chèo thuyền sup, thuyền kayak, chèo thuyền rồng, thuyền truyền thống); hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn…

Ngoài ra, TP. Hà Nội cũng muốn Hồ Tây phát triển nhiều dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thể thao, biểu diễn nhạc nước, khinh khí cầu, bay dù lượn, kinh doanh sân tập golf nước trên hồ.

Việc đề xuất trên của Hà Nội đã và đang gây xôn xao dư luận, một luồng ý kiến đồng ý với phương án trên, trong khi đó một luồng ý kiến lại cho rằng không nên nóng vội mà cần suy xét nhiều khía cạnh. 

Video: Cận cảnh 4 con tàu "ma" án ngữ một góc Hồ Tây suốt 6 năm qua.

Nhiều người dân, chuyên gia và các nhà quản lý đặt ra câu hỏi, liệu rằng dự thảo trên có được phê duyệt? Liệu 4 chiếc du thuyền nằm "trơ gan cùng tuế nguyệt" suốt 6 năm có được hoạt động trở lại? 

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 2.

Sau 6 năm được yêu cầu dừng hoạt động, 4 du thuyền vẫn án ngữ trên mặt Hồ Tây đoạn phố Nhật Chiêu, Hồ Tây (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 3.

4 chiếc du thuyền chia làm 2 khu vực neo đậu, mỗi khu vực có 2 chiếc nằm trơ trọi suốt nhiều năm trời. Trong suốt thời gian qua, đã nhiều lần TP. Hà Nội và quận Tây Hồ yêu cầu các chủ tàu tự phá dỡ để đảm bảo mỹ quan cũng như vệ sinh môi trường.

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 4.

Một chiếc du thuyền của Công ty cổ phần Sông Potomac (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ).

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 5.

Thời hoàng kim từ những năm 2000 đến 2017, những chiếc du thuyền này kinh doanh dịch vụ ăn uống, du lịch, vui chơi giải trí. Với nhiều người Thủ đô, hình ảnh những chiếc du thuyền mỗi buổi tối sáng lung linh, đầy sắc màu di chuyển chầm chậm quanh Hồ Tây đã quá đỗi quen thuộc.

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 6.

Do ảnh hưởng của mưa nắng, thời gian và không được bảo dưỡng nên sau nhiều năm, những chiếc du thuyền này đã bị hư hại nặng nề.

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 7.

Cuối năm 2022, UBND quận Tây Hồ đã ra các quyết định cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty cổ phần Nhà nổi hồ Tây và Công ty cổ phần Sông Potomac, phải thanh thải vật chướng ngại ra khỏi tuyến đường thủy nội địa hồ Tây và trục vớt, thanh thải tài sản liên quan..., nhưng 2 công ty này không thực hiện.

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 8.

Theo UBND quận Tây Hồ, do các tàu, thuyền có tải trọng và kích thước quá lớn (nặng trên 400 tấn, mặt sàn khoảng 350m2), nên UBND quận đã đề xuất UBND thành phố chấp thuận phương án tháo dỡ thành từng phần nhỏ để cẩu lên bờ, đưa đến điểm tập kết…

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 9.

Ngày 7/3/2023, Văn phòng UBND TP. Hà Nội có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, trong đó có yêu cầu Sở GTVT khẩn trương kiểm tra, khẳng định về hiệu lực pháp lý của giấy chứng nhận đăng kiểm, giấy đăng ký phương tiện thủy nội địa với các phương tiện trên... Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Sở GTVT, UBND quận Tây Hồ rà soát, củng cố cơ sở pháp lý, phương án cưỡng chế, tháo dỡ, di dời các phương tiện...

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 10.

Trong khi các cơ quan của TP. Hà Nội suốt nhiều năm loay hoay tìm phương án tháo dỡ, di chuyển 4 chiếc du thuyền lên bờ thì mới đây, TP. Hà Nội lại bất ngờ đưa ra dự thảo quy định quản lý hồ tây, trong đó có việc khôi phục hoạt động tàu du lịch.

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 11.

Điều này khiến đông đảo người dân đặt câu hỏi rằng, các tàu, du thuyền này liệu có đáp ứng đủ tiêu chuẩn về an toàn hay không? Đồng thời nếu hoạt động du lịch bằng tàu, du thuyền trên mặt nước Hồ Tây khôi phục thì đưa tàu mới về hay sử dụng 4 con tàu cũ này?

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 12.

Liên quan đến việc này, tại phiên họp BCĐ quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, quan điểm chỉ đạo của Thường trực Thành ủy đối với công tác quản lý hồ Tây là trước mắt không xem xét đưa du thuyền hoạt động trở lại.

Cận cảnh 4 du thuyền còn sót lại trên Hồ Tây trước đề xuất khôi phục hoạt động kinh doanh - Ảnh 13.

Ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: "Tôi đề nghị các đồng chí tập trung di dời hết các tàu cũ còn lại, bảo đảm cảnh quan, môi trường của khu vực hồ Tây. Việc đưa du thuyền hoạt động trở lại chưa vội tính đến. Sau này nếu có tính toán đến việc này thì cũng phải xem xét rất kỹ đến mọi mặt, nhất là tuyệt đối bảo đảm lâu dài, bền vững môi trường nước, giữ gìn sinh thái trong hồ".

Hà Nội dự kiến xây dựng 12 loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí tại Hồ TâyHà Nội dự kiến xây dựng 12 loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí tại Hồ Tây

SKĐS - Các hoạt động vui chơi, giải trí như lướt ván, du thuyền, golf,... có thể xuất hiện tại Hồ Tây trong thời gian tới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những Bài Thuốc Chữa Viêm Lợi.


Lê Bảo - Dương Diệu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn