Hà Nội

Bí quyết đẩy lùi và cách xử trí chứng chóng mặt

29-06-2018 14:27 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Chóng mặt là hiện tượng thường gặp, đây có thể chỉ là biểu hiện khi thay đổi đột tư thế hoặc có thể là dấu hiệu của một bệnh lý thần kinh nào đó. Vì thế, khi bị chóng mặt cần tìm làm gì để đảm bảo sức khỏe tránh những nguy hại đến sức khỏe. Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia tại buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Chóng mặt, bệnh gì" của Báo điện tử Suckhoedoisong.vn được tổ chức ngày 27/6/2018 vừa qua.

Chóng mặt - nguyên nhân của nhiều bệnh

Theo BSCKII Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất, chóng mặt là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều người, nhất là người lớn tuổi.  Vào những ngày thời tiết thay đổi, số người mắc chứng đau đầu, chóng mặt tăng lên.  Chóng mặt là một triệu chứng, có  nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt trong đó có nguyên nhân của các bệnh lý thần kinh. Thực tế, khi bị chóng mặt, biểu hiện bằng nhiều trạng thái như người bệnh cảm thấy đồ vật xoay tròn, hay cảm giác lâng lâng, đi lại không vững, xây xẩm mặt, chòng chành, nhà cửa chao đảo.... Mỗi biểu hiện đó có thể nằm trong các nhóm nguyên nhân khác nhau.

BS Nga cho rằng, chóng mặt phân ra 4 nhóm triệu chứng: chóng mặt thực sự, chóng mặt có cảm giác mất thăng bằng, chóng mặt muốn ngất xỉu, hoặc chóng mặt do tâm lý - stress. Từ những triệu chứng đó bác sĩ sẽ phân ra các nhóm nguyên nhân khác nhau. Với chóng mặt thực sự thường là do tổn thương tiền đình (tiền đình ngoại biên hoặc tiền đình trung ương), chóng mặt do mất thăng bằng (rối loạn tiểu não, cảm giác hoặc thị giác) ; chóng mặt sắp ngất xỉu thường là do phản xạ thần kinh hoặc bất thường về tim mạch, chóng mặt do tâm lý thường do stress. Đây là những nguyên nhân gây ra triệu chứng chóng mặt ở bệnh nhân.

Các chuyên gia tham dự chương trình "Chóng mặt, bệnh gì"  của Báo điện tử Suckhoedoisong.vn được tổ chức ngày 27/6/2018 .

Cần xử trí đúng

Theo BS Nga khị bị chóng mặt có thể choáng và ngã rất nguy hiểm chính vì vậy cần xử trí đúng. Đối với những người chóng mặt, cần cảnh báo người bệnh không nên thay đổi tư thế đột ngột. Thường gặp nhất của chóng mặt là chóng mặt tư thế kịch phát, đó là khi cơn chóng mặt xuất hiện khi họ thay đổi tư thế đầu sang 1 hướng nhất định. Ví dụ như một bệnh nhân than phiền là khi tôi xoay đầu sang phải thì cơn chóng mặt xuất hiện, hoặc khi bệnh nhân đang ngồi nằm xuống thì xuất hiện chóng mặt, nhà cửa đảo lộn. Như thế người bệnh nên thay đổi tư thế từ từ, nếu cơn chóng mặt xuất hiện bệnh nhân có thể quay lại tư thế ban đầu. Vì các cơn chóng mặt tư thế kịch phát thường chỉ xuất hiện 1 phút, nên giữ tư thế ban đầu cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng trôi qua.

Chia sẻ về chế độ ăn uống, sinh hoạt thế nào để giảm triệu chứng chóng mặt đạt một cách hiệu quả nhất, BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc trung tâm Dinh Dưỡng HCM cho biết, Có rất nhiều thực phẩm có nhóm thực phẩm giàu axit a min thiết yếu trong đó có lơxin vì có vai trò trong điều trị chóng mặt. Các thực phẩm giầu lơxin là thịt gà (nhưng cần ăn phần lườn và đùi)  thịt lợn và các thực phẩm giầu sắt, chất xơ trong đó có đậu tương, đậu đen, đậu đỏ,… nó có vai trò cung cấp sắt và axit folic. BS Diệp giải thích, đây là hai chất tham gia quá trình tạo máu giúp cho những người thiếu máu gây chóng mặt. Các thực phẩm màu vàng cũng tốt cho cung cấp chất beta carotene tiền vitamin A ( vai trò tạo ra hồng cầu) vì thiếu vitamin A cũng dẫn ra tình trạng thiếu máu. Các thực phẩm giầu mang gan, giầu vi lượng rất cần cho hệ thống thần kinh của chúng ta giúp cho tuần hoàn não tốt hơn giảm thiểu rối loạn tiền đình. Ngoài ra các rau xanh như: rau cải, rau ngót, thịt bò, thịt vịt, các loại hạt đậu ( đậu đen, đậu đỏ, đậu tương..) rất tốt. Vì vậy những thực phẩm trên giúp hỗ trợ trong việc điều hòa chóng mặt.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Trên thực tế khi bị chóng mặt nhiều người thường tự chịu đựng và mua thuốc hoặc xử trí tại nhà, vậy khi nào cần khám? Theo Bs Nga trong một số trường hợp chóng mặt do một số nguyên nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thường là chóng mặt nặng, không thể đi lại. Thứ 2 là chóng mặt kéo dài (thường trên 4 tuần lễ). Thứ 3 chóng mặt kèm các dấu hiệu thần kinh như tê, yếu nửa người, nhìn đôi, mờ mắt. Thứ 4 là chóng mặt kèm cơn ngất kèm theo. Đó là những dấu hiệu chóng mặt do các nguyên nhân nguy hiểm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị bệnh.

Chóng mặt có thể điều trị được tại nhà nếu xác định được nguyên nhân. Những nguyên nhân chóng mặt lành tính có thể điều trị tại nhà bằng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Còn những nguyên nhân nguy hiểm cần phải điều trị tại cơ sở y tế. Vậy chóng mặt điều trị tại nhà được hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.


Các chuyên gia đều cho rằng, chóng mặt là triệu chứng khá là phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau và dường như người cao tuổi dễ gặp hơn. Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ tiền mãn kinh cũng là đối tượng rất dễ mắc các triệu chứng chóng mặt trên. Nếu thấy có hiện tượng chóng mặt ngay lập tức vì an toàn đến sức khỏe người bệnh đang điều khiển trên các phương tiện giao thông cần dừng lại để đảm bảo an toàn, nếu chóng mặt khi ở nhà nên nằm nghỉ và quan trọng nhất cần phải tới cơ sở y tế để được khám và được tư vấn cụ thể. Để phòng chóng mặt cần một chế độ hợp lý, sắp xếp lịch làm việc khoa học, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng cần thư giãn tinh thần, kiểm soát stress,...

Khánh Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn