Chùa Chân Tiên (hay còn gọi là Chân Tiên tự) được xây dựng vào đời nhà Trần (thế kỷ XIII) trên núi Tiên An tại xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh ), một trong 99 ngọn núi của dãy Hồng Lĩnh , được tôn xưng là "Tiên An đệ nhất danh lam".
Chùa được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ XIII). Mặc dù được xây dựng từ lâu và trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa hiện vẫn giữ được sự thâm nghiêm, cổ kính với những nét kiến trúc đặc trưng của thời Trần. Không chỉ là một di tích nổi tiếng của mảnh đất Lộc Hà, chùa Chân Tiên còn là di tích lịch sử cách mạng, là chứng tích lịch sử hào hùng của ông cha. Theo các tư liệu lịch sử, chùa Chân Tiên từng là căn cứ luyện tập của nghĩa quân trong phong trào Cần Vương, là nơi tập trung của tầng lớp nho sĩ biểu tình chống thuế ở xứ Trung Kỳ.
Sự ra đời của ngôi chùa Chân Tiên gắn với những câu chuyện mang màu sắc huyền bí về truyền thuyết Tiên giáng trần được dân gian truyền tụng từ xưa. Tương truyền, khi xưa có một đoàn tiên nữ nhà trời, sau khi xin phép mẫu Cửu Trùng xuống thăm thú chốn hạ giới đã chọn đỉnh Tiên An làm nơi dừng chân.
Sau khi vãn cảnh núi sông, hang động... các tiên nữ cùng xuống hồ nước ngay phía trước núi để tắm, rồi lại rủ nhau lên một tảng đá cạnh hồ ngồi đánh cờ, say sưa với cảnh hoa thơm cỏ lạ, suối nước trong xanh nên chẳng chịu rời đi.
Trong lúc chơi đùa, một nàng tiên đuổi theo con bướm vàng 6 cánh vô tình dẫm phải một cái lông nhím, chân bị đau, nàng không thể đi được nên phải dùng ngựa thần để về trời.
Trước khi về, các nàng tiên khác dùng nước suối Ngọc để rửa chân cho nàng và gót ngọc đã in dấu trên mặt đá cùng dấu chân ngựa thần. Cạnh chùa có giếng Tiên, dù chỉ sâu khoảng 2 mét nhưng nước không bao giờ cạn, thường được dân trong vùng tới xin về để uống.
Hiện nay, nhiều dấu tích còn để lại mà người dân ở đây cho rằng đó những là gì còn sót lại của các vị tiên đặt chân đến như Động Trúc, Động Mai, Động Thạch Thất, Động Đá Người… và nhiều hang đá xưa có tiếng như: Đá Bắt Chí, đá Giả Gạo, đá Cối Xay, Hang 12 cửa… Tuy nhiên, vết tích rõ nhất minh chứng cho việc các thần tiên từng đặt chân đến đây đó là: Dấu chân ông Bành Tổ, Vết chân Tiên nữ, Vó ngựa, suối Ngọc hay Bàu Tiên, bàn cờ Tiên, giếng Tiên, thạch kim quy… Mỗi dấu tích này gắn với một câu chuyện rất kì bí, khó giải thích được.
Theo người dân địa phương, rừng thông nằm trên đỉnh Am Tiên là của tự nhiên, không phải do con người trồng. Tất cả những gì thuộc về núi Am Tiên đều là của thiên nhiên. Người dân Thịnh Lộc tôn kính ngôi chùa và quý trọng những báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Hàng năm, vào ngày 3/3 Âm lịch, các vị tăng ni phật tử, du khách và đạo hữu gần xa lại về lễ chùa vãn cảnh, cầu nguyện và trở thành ngày hội truyền thống của người dân địa phương.
Lãnh đạo xã Thịnh Lộc cho biết, Chùa Chân Tiên là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và thiêng liêng, được người dân địa phương cũng như du khách trân trọng, gìn giữ. Sự tích của chùa gắn với nhiều điển tích linh thiêng, đây trở thành điểm văn hóa tâm linh của người dân trong và ngoài xã.
Giải mã bí ẩn thảm kịch tàu lặn Titan SKĐS - Sau 5 ngày tìm kiếm, robot lặn dưới nước mới phát hiện ra 5 mảnh vỡ của tàu lặn Titan gần mũi tàu Titanic, thế nhưng ngay khi Titan mất liên lạc, Hải quân Mỹ đã phát hiện ra âm thanh nghi là vụ nổ tàu ngầm dưới nước. Thông tin chỉ được công bố sau khi phát hiện các mảnh vỡ của tàu lặn Titan.