Hà Nội

Bé trai không có tinh hoàn được các bác sĩ can thiệp kịp thời

13-05-2024 21:00 | Y tế
google news

SKĐS - Bé trai từ khi lọt lòng đã không thấy có tinh hoàn, gia đình lo lắng tìm đến các bác sĩ để nhận được lời khuyên.

Gia đình bé H.M (30 tháng tuổi) ở Thị trấn Yên Lập đã đưa con đến TTYT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Qua thăm khám và chụp CT Scanner cho thấy, vùng ống bẹn bên phải, ngang mức khớp mu có cấu trúc tinh hoàn, kích thước 11×16 mm, không thấy dịch và thâm nhiễm mỡ xung quanh.

Hình ảnh CT Scanner không thấy cấu trúc tinh hoàn trong vùng bìu bên phải. Sau khi xác định được vị trí tinh hoàn ẩn trong ổ bụng và hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp – Chuyên khoa, TTYT huyện Yên Lập chẩn đoán bệnh nhi bị tinh hoàn ẩn và chỉ định phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn.

Bé trai không có tinh hoàn được các bác sĩ can thiệp kịp thời- Ảnh 1.

Hình ảnh tinh hoàn ẩn của bệnh nhi trên phim chụp CT. Scanner ổ bụng

Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, được thực hiện bởi kíp phẫu thuật Trung tâm Y tế huyện Yên Lập và sự hỗ trợ chuyên môn trực tiếp của chuyên gia Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Sau phẫu thuật tinh hoàn trong ổ bụng đã được đưa về đúng vị trí chức năng trong bìu. Sau 3 ngày phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhi hồi phục tốt, ăn uống vận động, sinh hoạt bình thường.

Theo BSCKI. Hoàng Mạnh Thuần, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp – Chuyên khoa, TTYT huyện Yên Lập, tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở trẻ nam với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi… 

Biểu hiện của bệnh là trẻ khi sinh ra không thấy đủ 2 tinh hoàn trong bìu mà tinh hoàn có thể nằm trên đường di chuyển của tinh hoàn như trong ổ bụng hoặc trong ống bẹn. 

Trẻ bị tinh hoàn ẩn nên được điều trị sớm trước 2 tuổi, phẫu thuật khi theo dõi điều trị nội khoa không kết quả (có thể phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở hạ tinh hoàn xuống bìu) để tránh những biến chứng như: teo tinh hoàn, ung thư, xoắn tinh hoàn… và dẫn đến nguy cơ vô sinh, mặc cảm tâm ý về sau. 

Khi thấy trẻ nam sau sinh không có đủ 2 tinh hoàn trong bìu, bố mẹ cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế có chuyên môn để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

Chấn thương cột sống cổ, thanh niên thoát khỏi liệt tứ chi bằng cuộc phẫu thuật 2 giờChấn thương cột sống cổ, thanh niên thoát khỏi liệt tứ chi bằng cuộc phẫu thuật 2 giờ

SKĐS - Anh La Văn Xiên, 20 tuổi, Nậm Nhùn, Lai Châu bị chấn thương cột sống cổ, liệt 2 chi dưới sau tai nạn giao thông, nhập viện trong tình trạng đau, hạn chế vận động cột sống cổ, tê bì, yếu vận động hai tay, cơ lực 1/5, liệt 2 chi dưới, loét vùng cùng cụt.


Hồng Hà (CDC Phú Thọ)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn