Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'

28-02-2024 17:17 | Xã hội

SKĐS - Từng được xem là nơi vui chơi, thư giãn của nhiều người dân Thủ đô bởi không gian xanh - sạch - đẹp. Sau khi cải tạo, toàn bộ khuôn viên vườn hoa Hàng Đậu "mọc lên" những khối đá thô cứng khiến dấu tích vườn hoa Hàng Đậu "biến mất"

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'.

Là một trong những vườn hoa có vị trí đẹp, mang nhiều giá trị lịch sử của Hà Nội, vườn hoa Hàng Đậu hay còn gọi là Vạn Xuân là nơi đã gắn bó với cuộc sống của không ít người dân Thủ đô. Đây cũng được xem là nơi vui chơi thư giãn của nhiều người bởi không gian xanh - sạch - đẹp.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 1.

Hình ảnh vườn hoa Hàng Đậu trước khi cải tạo. (Ảnh Tư liệu)

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 2.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, vườn hoa Hàng Đậu được cải tạo một số hạng mục. Trong khuôn viên trước đây được trồng hoa và cây xanh nay đã được dỡ bỏ một phần để lát nền gạch, các tiểu cảnh và ghế ngồi đều sử dụng chất liệu đá với hình dạng góc cạnh khiến không gian nơi đây trở nên thô cứng, thiếu thân thiện.

Một số hình ảnh phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống ghi nhận sáng ngày 28/2 tại vườn hoa Hàng Đậu.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 3.

Vườn hoa Hàng Đậu (hay còn gọi là vườn hoa Vạn Xuân có diện tích khoảng 4.200m2) thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Nơi đây không chỉ là một vườn hoa mà còn là một "lá phổi xanh", một điểm vui chơi và nghỉ ngơi của người dân khu phố cổ.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 4.

Nằm ở vị trí đắc địa với 2 mặt đường Phan Đình Phùng và Quán Thánh, thời Pháp thuộc vườn hoa Hàng Đậu có tên là vườn Carnot vì nó ở đầu phố Carnot (Phan Đình Phùng bây giờ). Nơi đây, từng là chiến địa bảo vệ Thủ đô chống thực dân Pháp xâm lược. Phía đông của vườn hoa có một công trình chứng kiến những ngày đêm chiến đấu kiên cường của quân dân Thủ đô suốt 60 ngày để cầm chân giặc vào mùa đông năm 1946, đó là tháp nước Hàng Đậu. Tháp này ban đầu, được xây dựng để cung cấp nước cho những nơi đóng quân của Pháp. Sau giải phóng Thủ đô, tháp không còn được sử dụng như mục đích ban đầu mà dần trở thành một công trình kiến trúc mang tính chỉ dẫn đối với người dân.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 5.

Từ 1 vườn hoa sau khi cải tạo, nhiều người dân và các kiến trúc sư phản ánh công trình bị "bê tông hóa" nhiều hạng mục.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 6.

Trao đổi với PV, anh H.- một kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm trong trong thiết kế sân vườn- cho biết: "Góc nhìn thẳng vào tượng đài Cảm tử được thiết kế bồn hoa theo bố cục đối xứng, tạo cảm giác trang nghiêm. Cũng với góc nhìn này cách tạo hình của bồn hoa thô cứng, nhiều góc nhọn liệu có phù hợp khi đây là khu vui chơi công cộng của người dân".

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 7.

Về màu sắc và tính bảo trì: Với màu sắc này và độ vát của các khối bê tông sẽ dẫn tới việc bảo trì các bồn hoa khá bất cập. Do độ vát lớn thì các diện này sẽ hứng bụi khá nhiều, phía trên lại là bồn hoa nên những diện vát này sẽ dễ tạo thành những vệt bẩn lộ phía trên bề mặt. Nếu sử dụng màu trung tính đem lại cảm giác không gian thoáng, rộng rãi hơn.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 8.

Về đường nét: Mang tính chất khỏe khoắn, hiện đại. Tuy nhiên người thiết kế nên để ý tới những hoạt động của người dân: chạy nhảy, chơi patin,.. rất dễ va chạm. Vì thế nên giảm tối đa các góc cạnh nhọn, vuông.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 9.

Về ánh sáng: Vì ngôn ngữ tạo hình là những đường nét góc cạnh và vươn ra (ghế ngồi), nên lắp các hệ thống đèn hắt phía dưới để tăng tính thẩm mỹ, cũng là tạo sự chú ý, giảm va chạm khi người dân tham gia các hoạt động tại đây vào buổi tối, kiến trúc sư H. cho biết thêm.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 10.

Chia sẻ với PV, ông Tạ Nam Chiến (Chủ tịch UBND quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Ý tưởng thiết kế, cải tạo vườn hoa Hàng Đậu là tạo ra ngôn ngữ hình khối mạnh mẽ, gợi lại hình ảnh chiến lũy, khí thế hào hùng của những ngày toàn quốc kháng chiến.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 11.

"Trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, công trình được gấp rút hoàn thành một số hạng mục để tạo không gian công cộng cho người dân và du khách vui chơi. Đến thời điểm hiện tại, quận đã chỉ đạo đơn vị thi công tiếp tục chỉnh sửa hạng mục ghế đá, bồn hoa có góc nhọn. Trong đó, một số bồn hoa chưa trồng đủ cây sẽ được bổ sung,", ông Chiến cho biết thêm.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 12.

Ông Tạ Nam Chiến thông tin thêm, quá trình thi công, một số cây xấu, cây cong, yếu đã được chặt hạ thay thế; những cây có vị trí không phù hợp được dịch chuyển; mảng cỏ trước tượng đài được thay thế bằng dàn phun nhạc nước. Vì vậy, diện tích trồng cỏ giảm 21%. Hiện nay số lượng cây sau cải tạo không giảm mà tăng 14 cây. Cùng với đó còn gần 1/2 diện tích vườn hoa do vướng vào ranh giới nhà ga C8 (thuộc tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) nên chưa thi công được."Khi được thi công, nhiều cây sẽ được trồng mới tại đây, theo thiết kế đã được sở, ngành và đơn vị liên quan đồng thuận", ông Chiến chia sẻ.

Bê tông hóa khiến vườn hoa Hàng Đậu 'biến mất'- Ảnh 13.

"Trước khi cải tạo, quận đã thuê các đơn vị thiết kế với mục đích tạo ra một không gian hài hòa, gắn với tổng thể chung toàn khu. Điểm nhấn là tạo ra một khối thống nhất giữa vườn hoa Vạn Xuân với tháp nước Hàng Đậu nên có điều chỉnh về thiết kế so với trước đây", ông Tạ Nam Chiến cho biết.


Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn