Bác sĩ giải đáp thông tin cần biết về hiến huyết tương cho bệnh nhân COVID-19

BSCKII. Vũ Thị Thu Hương

BSCKII. Vũ Thị Thu Hương

Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương

12-08-2020 14:10 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Một số bạn đọc gửi câu hỏi tới Suckhoedoisong.vn quan tâm đến thông tin "kêu gọi người đã khỏi bệnh COVID-19 hiến huyết tương phục vụ điều trị cho bệnh nhân". Chúng tôi đã tìm đến BSCKII. Vũ Thị Thu Hương – Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương để giải đáp những băn khoăn này.

>> Xem thêm5 người khỏi COVID-19 tình nguyện hiến huyết tương cho bệnh nhân

>> Hai nhân viên y tế đầu tiên hiến huyết tương cứu bệnh nhân COVID-19

BSCKII. Vũ Thị Thu Hương chia sẻ thông tin liên quan đến phương pháp điều trị huyết tương.

Đã có bao nhiêu người đăng ký hiến huyết tương, thưa bác sĩ?

Sau 1 tuần kêu gọi, đến nay đã có 17 người khỏi bệnh COVID-19 đăng ký hiến huyết tương, trong đó có 9 người được tiến hành sàng lọc, 2 người đã được lấy huyết tương, còn lại đang chờ kết quả. Các mẫu huyết tương thu thập được sẵn sàng cho người bệnh cần sử dụng.

Đáng chú ý nhất là trong sáng nay 12/8 đã có 5 người đến BV để các bác sĩ tiến hành sàng lọc các xét nghiệm cần thiết, nếu đủ điều kiện sẽ được hiến huyết tương ngay.

“Kelly là một trường hợp rất đặc biệt, chị này là người quốc tịch Mỹ, sống tại TP.HCM, từng điều trị COVID-19 tại BV Dã chiến Củ Chi. Khi nghe tin về việc hiến huyết tương, Kelly đã thu xếp bay ra Hà Nội trong sáng sớm nay để đăng ký hiến huyết tương…

Hay như trường hợp của BN196 là người rất muốn hiến huyết tương từ khi mới khỏi bệnh, nay đã nhiệt tình đăng ký hiến vì muốn góp sức nhỏ bé để chung tay chống dịch bệnh”- BS. Hương thông tin.

BSCKII. Vũ Thị Thu Hương – Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Đối tượng nào được hiến huyết tương?

Đối tượng đủ điều kiện hiến huyết tương là người từ 18-65 tuổi, cân nặng trên 50kg đối với nam và 45kg với nữ, từng mắc COVID-19 nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày.

Người đã khỏi bệnh COVID-19 đăng ký hiến huyết tương sẽ được xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai... đảm bảo huyết tương đủ điều kiện hiến và truyền cho bệnh nhân.

Sau khi hiến huyết tương, các trường hợp sẽ được theo dõi thêm 24 giờ và có thể về nhà bình thường.

Tuy nhiên, theo BS. Hương, việc hiến huyết tương này chống chỉ định với những phụ nữ mang thai quá 3 lần, người có rối loạn đông máu…

Hiến huyết tương có gây hại gì không?

Việc hiến huyết tương không ảnh hưởng đến sức khỏe, có chăng chỉ là các phản ứng tại chỗ như là bầm tím tại chỗ hoặc nhiễm trùng tại chỗ...

Những người đến sàng lọc để hiến huyết tương cũng như người khám bệnh thông thường, BV áp dụng các biện pháp khai báo y tế, kiểm soát thân nhiệt... đảm bảo chắc chắn bệnh nhân không có yếu tố dịch tễ tiếp theo, hoặc tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19.

Huyết tương có tác dụng thế nào với bệnh nhân COVID-19?

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu với tốc độ lây lan nhanh chóng. Các biện pháp điều trị cho bệnh nhân COVID-19 vẫn chủ yếu là điều trị triệu chứng. Một số loại thuốc kháng virus được đưa vào điều trị nhưng hiệu quả chưa thật sự rõ ràng. Nhiều quốc gia vẫn đang trong cuộc chạy đua tìm vắc xin phòng COVID-19.

Theo BS. Hương, huyết tương được đánh giá là giải pháp điều trị an toàn, đem lại hiệu quả nhất định cho bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng. Huyết tương của người khỏi bệnh có chứa kháng thể với hiệu giá cao chống lại virus SARS-CoV-2; khi truyền vào cơ thể bệnh nhân nặng (có tải lượng virus cao), kháng thể sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ diệt virus ở bệnh nhân mức độ trung bình, nặng.

Các mẫu huyết tương được chiết tách được bảo quản ở nhiệt độ âm 18-25 độ C, sử dụng trong vòng 12 tháng, có thể vận chuyển xa, đảm bảo bảo quản lạnh ở nhiệt độ âm.

Kelly đã đáp máy bay từ TP.HCM ra Hà Nội, đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương để đăng ký hiến huyết tương.

Liệu pháp huyết tương đã từng được áp dụng chưa, hiệu quả ra sao?

Liệu pháp dùng huyết tương của người bệnh phục hồi đã được sử dụng rất lâu, qua các vụ dịch từ đầu thế kỷ 20 như dịch cúm, quai bị, sởi...

Theo thống kê của 8 nghiên cứu trong đại dịch cúm H1N1 năm 1918 với 1.703 bệnh nhân thấy rằng, việc sử dụng huyết tương của người đã phục hồi đã làm giảm tỉ lệ tử vong một cách có ý nghĩa.

Sau này, liệu pháp dùng huyết tương này cũng được sử dụng trong đại dịch SARS, Ebola... đặc biệt trong dịch COVID-19 thì liệu pháp này đã được nghiên cứu và áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Ở Trung Quốc, các bác sĩ đã dùng huyết tương của người đã phục hồi cho bệnh nhân nặng với kết quả khá khích lệ Đây cũng được coi là phương pháp điều trị và được đưa vào tài liệu hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trong bệnh viện.

Nữ bác sĩ cũng chia sẻ: "Chúng tôi cũng mong muốn những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 tham gia hiến huyết tương giúp đỡ điều trị cho những bệnh nhân khác, đặc biệt là bệnh nhân nặng.
Số lượng lấy huyết tương khoảng 600ml, việc tách huyết tương bằng thiết bị rất hiện đại chỉ gạn lấy huyết tương, còn các tế bào máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu vẫn ở lại cơ thể người hiến.
Do đó những ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến là gần như không có. Sau khi hiến huyết tương có thể bù thêm lượng dịch bị thiếu để người hiến ổn định sức khỏe ngay....".
Người bệnh đã khỏi COVID-19 có thể chủ động liên hệ tới đườngdây nóng 19003228 hoặc Phòng Công tác xã hội, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ươngđể được tư vấn, giải đáp.

Dương Hải
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn