8 cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

04-08-2024 07:22 | Y học 360
google news

SKĐS - Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn tới loạn khuẩn đường ruột, xảy ra chủ yếu do tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người bệnh đái tháo đườngCác rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người bệnh đái tháo đường

SKĐS - Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ thống tiêu hóa, gây ra các rối loạn.

Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa có xu hướng tăng vào dịp hè, nhất là những ngày nắng nóng do nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi phát triển, thức ăn dễ ôi thiu, hư hỏng.

Ai dễ bị rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bệnh lý xảy ra khi đường tiêu hóa xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hoặc hoạt động. Có 2 loại rối loạn tiêu hóa là:

  • Bệnh lý tiêu hóa thực thể: Xảy ra khi hệ tiêu hóa xuất hiện những bất thường về cấu trúc, dẫn đến hoạt động bị ảnh hưởng).
  • Rối loạn tiêu hóa chức năng: Xảy ra khi hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường nhưng không có bệnh thực thể.
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn tới loạn khuẩn đường ruột, xảy ra chủ yếu do tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Rối loạn tiêu hóa xảy ra chủ yếu do tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề phổ biến không phân biệt độ tuổi và đối tượng. Tuy nhiên, có những nhóm nguy cơ đặc biệt cần được lưu ý, bao gồm:
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Rối loạn chức năng tiêu hóa và rối loạn nhu động thường xảy ra ở nhóm tuổi từ sơ sinh đến 18 tuổi. Rối loạn tiêu hóa chức năng chiếm ít nhất 40-50% trong số các trường hợp, chủ yếu liên quan đến đau bụng.
  • Người cao tuổi: Lão hóa là yếu tố quan trọng gây ra sự suy giảm toàn diện và rối loạn hệ tiêu hóa ở người cao tuổi. Sự diễn ra mạnh mẽ của quá trình lão hóa là nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa thường gặp ở nhóm này.
  • Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, tử cung có thể gây áp lực lên ruột và dạ dày, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Sự biến đổi của nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể góp phần vào việc gây ra các rối loạn như táo bón, khó tiêu…
  • Người tập luyện các môn thể thao đòi hỏi sức bền: Những người này thường phải đối mặt với tình trạng mất nước, ăn kiêng khắt khe, và rối loạn mạch máu do hoạt động vận động mạnh. Những yếu tố này có thể tác động tiêu cực lên hoạt động tiêu hóa.
  • Những người thường xuyên gặp căng thẳng, lo lắng và phiền muộn: Tình trạng tâm lý không ổn định và không thoải mái có thể gây rối loạn tiêu hóa. Mối liên kết giữa tâm trạng và hệ tiêu hóa là rất mạnh mẽ.
  • Những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường loại 2, đau nửa đầu, suy giáp: Những bệnh mạn tính này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bệnh lý xảy ra khi đường tiêu hóa xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hoặc hoạt động.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bệnh lý xảy ra khi đường tiêu hóa xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hoặc hoạt động.

Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

  1. Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thức ăn thừa nên được bọc kín hoặc cho vào các hộp thực phẩm chuyên dụng và bảo quản trong tủ lạnh, hâm nóng khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn có hại. Không ăn các món để quá lâu ngày và đun lại nhiều lần. Đồ sống như cá, thịt, hải sản cần phân loại khi bảo quản, tránh sử dụng túi nilon để bảo quản thực phẩm, không cấp đông lại sau khi rã đông. Vứt bỏ những thực phẩm hư hỏng và lau dọn tủ lạnh thường xuyên.
  2. Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, nước giải khát có gas, đồ ăn nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều đạm, thức ăn đường phố, gỏi sống... vì khó tiêu, có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột. Thay vào đó, nên tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả như chuối, dứa, khoai lang, rau cải xoăn, mồng tơi.
  3. Uống đủ nước: Để ngăn cơ thể mất nước trong ngày nắng nóng, tăng cường sức khỏe đường ruột, người trưởng thành uống hai lít nước mỗi ngày, liều lượng ở trẻ nhỏ tùy theo độ tuổi, nhu cầu. Nước góp phần làm sạch hệ thống tiêu hóa, mềm phân, ngăn ngừa táo bón, đồng thời tăng hiệu quả phân hủy thức ăn, cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
  4. Bổ sung thực phẩm chứa men vi sinh: Men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa cải cung cấp probiotics dồi dào cho đường ruột. Không ăn quá nhiều thực phẩm lên men vì có thể tạo ra tác dụng ngược gây hại cho hệ tiêu hóa
  5. Giữ vệ sinh sạch sẽ: Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống sạch sẽ góp phần ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường bẩn.
  6. Tập luyện nâng cao sức khỏe: Duy trì thói quen tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần, 30 phút một ngày nhằm tăng lưu thông khí huyết, duy trì chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều hòa đường ruột.
  7. Giảm stress: Thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ không điều độ, căng thẳng trong công việc cuộc sống tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm đường ruột, chán ăn, đầy bụng, chuột rút.
  8. Không uống rượu bia, thuốc lá: Uống bia rượu nhiều làm giảm khả năng miễn dịch của đường tiêu hóa. Thuốc lá chứa nhiều độc tố có thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra các bệnh tiêu hóa.

Xem thêm video được quan tâm:

Cảnh giác 5 loại trà thảo dược có thể tương tác với thuốc điều trị | SKĐS


BS. Hoàng Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn