Vậy nên, vào ngày "đèn đỏ", chị em không nên làm những điều dưới đây để tránh những khó chịu và bảo vệ sức khỏe của mình.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 - 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.
Như vậy, nếu kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng tức là bạn không có thai. Một chu kỳ ở nữ giới thường sẽ diễn ra từ 3 - 7 ngày tùy từng người. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau từ 28 - 30 ngày, một số trường hợp có thể cách nhau đến 35 ngày.
Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn kinh nguyệt hay còn gọi là giai đoạn hành kinh: Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra.
- Giai đoạn nang trứng: Giai đoạn nang trứng bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi rụng trứng.
- Giai đoạn rụng trứng: Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai.
- Giai đoạn hoàng thể: Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng.
Những việc cần tránh ngày "đèn đỏ"
Không thay băng vệ sinh thường xuyên
Trong những ngày đầu khi huyết kinh ra nhiều, bạn nên chọn loại băng vệ sinh phù hợp và thay thường xuyên cách nhau 1.5 -2h/lần. Nhiều người chỉ thay băng vệ sinh khi miếng băng đã đầy dịch hoặc vệ sinh cơ thể. Như vậy là bạn đã để dịch ở băng vệ sinh tồn tại quá lâu sẽ làm phát sinh các loại nấm, vi khuẩn dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm âm đạo. Sau mỗi lần thay băng vệ sinh bạn nên rửa sạch sẽ cẩn thận để tránh viêm nhiễm.
Quan hệ tình dục
Khi có kinh, cổ tử cung đang trong trạng thái giãn rộng hơn bình thường, cộng với máu kinh chảy ra, môi trường âm đạo ẩm ướt, nếu quan hệ rất dễ viêm nhiễm. Hơn nữa, trong những ngày có kinh, nồng độ pH của âm đạo ít tính axit hơn nên rất dễ nhiễm khuẩn và nhiễm nấm.
Nhổ răng hay tiểu phẫu
Không nên nhổ răng hay thực hiện các tiểu phẫu vì lúc này lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn so với những ngày thường. Không những thế, trong thời kì "đèn đỏ", các hormone estrogen tích tụ trong nướu răng, nên làm cho nướu rất nhạy cảm, dễ sưng, chảy máu, nếu bạn tác động vào răng lợi thời gian này sẽ gây đau hơn bình thường.
Tập luyện, vận động mạnh
Trong kỳ đèn đỏ các hoạt động mạnh như nhảy cao, nhảy xa, nhảy dây, đá bóng, chạy, nâng tạ… có thể sẽ làm trầm trọng tình trạng khó chịu của chị em trong thời kỳ này. Bạn nên tạm ngừng tập luyện nếu đang bị đau bụng kinh hoặc viêm nhiễm "vùng kín".
Uống rượu bia, trà đặc, cà phê
Trong những ngày "đèn đỏ", nếu bạn uống rượu bia sẽ dễ say hơn bình thường do lượng enzyme hangover có tác dụng giải rượu bị giảm do ảnh hưởng của việc bài tiết, thay đổi hormone. Mặt khác, rượu bia tác động đến thần kinh và cơ trơn tử cung, khiến cơ trơn tử cung co bóp mạnh gây nên hiện tượng đau bụng kinh nguyệt.
Trà đặc, cà phê kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu nhiều. Khi lượng caffeine vào cơ thể nhiều sẽ làm cho bạn luôn cảm thấy bồn chồn, tâm trạng bất ổn, khó chịu.
Ăn các món mặn, dầu mỡ, hải sản
Nếu bạn ăn quá mặn, lượng muối làm gia tăng sự đầy bụng, khó tiêu. Do ảnh hưởng của progesterone, trong thời kỳ kinh nguyệt da của nữ giới thường tiết ra nhiều dầu hơn, lỗ chân lông mở rộng. Khi đó nếu ăn món nhiều dầu mỡ, làm gia tăng gánh nặng cho da, khiến da dễ mọc mụn, viêm nang lông.
Thức khuya, ngủ muộn
Giấc ngủ luôn rất quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Những người không ngủ đủ giấc sẽ mất cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng lớn đến chu kỳ của bạn.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để hạn chế mệt mỏi, tổn hại sức khỏe mỗi kỳ đèn đỏ. Bạn cần thực hiện:
- Uống đủ nước mỗi ngày: khoảng 2,5 lít. Ngoài nước tinh khiết, bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tươi.
- Chườm nóng: dùng chai nước nóng, túi giữ nhiệt hay máy làm ấm chườm bụng ngăn ngừa các cơn co thắt, giảm đau bụng dưới.
- Ngủ đủ 7 - 8 giờ/ngày.
- Tập thể dục và thư giãn để hết mệt trong người.
- Thêm sắt trong thời gian kinh nguyệt có thể giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ thiếu máu.
Xem thêm video được quan tâm
Chảy nước dãi khi ngủ kèm điều này, Coi chừng đột quỵ | SKĐS