5 vấn đề về giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý và phương pháp khắc phục

08-05-2025 16:39 | Y học 360
google news

Ngủ đủ và ngon giấc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, với trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD), giấc ngủ lại trở thành một "cuộc chiến" hàng đêm.

Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến hành vi, trí nhớ và sức khỏe của trẻ. Hãy cùng điểm qua 5 vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý và các phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong bài viết dưới đây.

5 vấn đề về giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý và phương pháp khắc phục- Ảnh 1.

Phải làm gì khi trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ?

5 vấn đề về giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý

Vấn đề 1: Trẻ khó vào giấc ngủ

Nhiều trẻ ADHD vật vã hàng giờ mới ngủ được, liên tục đòi uống nước, đi vệ sinh hay hỏi chuyện để trì hoãn giờ ngủ. Một số trẻ còn quay cuồng, đập chân tay trên giường không thể nằm yên.

Việc đi ngủ muộn kéo dài khiến trẻ không có đủ thời gian nghỉ ngơi, làm rối loạn nhịp sinh học tự nhiên. Về lâu dài, trẻ dễ mệt mỏi vào buổi sáng, mất khả năng tập trung trong lớp và có xu hướng ngủ gật khi học. Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm tăng sự kích động và giảm khả năng điều tiết cảm xúc của trẻ.

Vấn đề 2: Trẻ ngủ chập chờn, dễ giật mình

Trẻ thường xuyên bị giật mình, có hiện tượng nói mớ, hoảng loạn trong đêm. Giấc ngủ không sâu có thể làm giảm khả năng phục hồi của hệ thần kinh, ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone tăng trưởng – đặc biệt quan trọng với trẻ đang trong độ tuổi phát triển thể chất.

Vấn đề 3: Trẻ thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại

Trẻ hay thức dậy vào nửa đêm, lang thang trong nhà, bật đèn, đòi cha mẹ nằm cùng, thậm chí đòi xem điện thoại hoặc tivi. Sau khi thức giấc, trẻ mất từ 30 phút đến hàng giờ mới có thể ngủ lại, hoặc không thể ngủ tiếp.

Việc thức giấc đột ngột khiến chu kỳ ngủ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, học hỏi và củng cố thông tin đã học. Trẻ rơi vào trạng thái uể oải, thiếu năng lượng và dễ buồn ngủ ban ngày nhưng không thể ngủ bù do hệ thần kinh rối loạn.

Vấn đề 4: Trẻ thức dậy quá sớm, tâm trạng cáu kỉnh

Trẻ tỉnh giấc từ 5–6 giờ sáng dù đã ngủ rất muộn. Sau khi thức dậy, trẻ thường than mệt, khó chịu, không chịu rời giường hoặc phản ứng tiêu cực khi được gọi dậy. Một số trẻ có biểu hiện cáu gắt, khó hợp tác và không muốn ăn sáng.

Ngủ không đủ chu kỳ khiến trẻ bị thiếu ngủ tích lũy, ảnh hưởng đến chức năng điều hành não bộ – như khả năng kiểm soát xung động, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Tình trạng này kéo dài làm suy giảm hiệu suất học tập, dễ dẫn đến hành vi nổi loạn hoặc mất tự tin.

Vấn đề 5: Không ngủ trưa dù đã mệt

Mặc dù than mệt nhưng nhiều trẻ lại không thể ngủ trưa do hệ thần kinh luôn trong trạng thái "tỉnh táo giả". Và việc thiếu ngủ cả ban đêm lẫn ban ngày lại càng khiến tình trạng mất kiểm soát hành vi hơn.

5 vấn đề về giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý và phương pháp khắc phục- Ảnh 2.

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến kiểm soát hành vi và học tập ở trẻ.

Phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ cho trẻ tăng động giảm chú ý

Để cải thiện giấc ngủ cho trẻ ADHD, cha mẹ không thể chỉ dựa vào một biện pháp đơn lẻ. Một giải pháp hiệu quả cần kết hợp giữa điều chỉnh lối sống, dinh dưỡng phù hợp và hỗ trợ từ những sản phẩm an toàn đã được nghiên cứu rõ ràng.

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện giấc ngủ cho trẻ tăng động giảm chú ý cha mẹ có thể tham khảo:

- Thiết lập thời gian ngủ - thức khoa học. Duy trì giờ đi ngủ và thức dậy đều đặn kể cả vào ngày cuối tuần.

- Tránh ánh sáng xanh và hoạt động kích thích tâm trí trước giờ ngủ (xem TV, chơi game…).

- Tăng cường vận động vào ban ngày cho trẻ. Vận động vừa phải vào ban ngày giúp giải tỏa năng lượng dư thừa và hỗ trợ hệ thần kinh ổn định hơn vào buổi tối.

- Chú trọng dinh dưỡng hỗ trợ hệ thần kinh, ví dụ như Taurine, Magie, Vitamin B6, Natri succinate, Acid folic, Coenzyme Q10… có vai trò hỗ trợ điều hòa thần kinh và giấc ngủ – có thể bổ sung từ thực phẩm hoặc dạng hỗ trợ.

- Kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ phù hợp, an toàn cho trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số thảo dược như Đinh lăng có tác dụng hỗ trợ an thần nhẹ, Ginkgo biloba hỗ trợ chống suy nhược thần kinh, hỗ trợ giảm sự cáu kỉnh và cải thiện khả năng tập trung chú ý…

Hy vọng với các thông tin chia sẻ trong bài viết, phụ huynh có thể tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục hiệu quả chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý, từ đó giúp các con có được sự phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, cải thiện được rối loạn hành vi để tự tin hòa nhập.

Doanh nghiệp tự giới thiệu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang - Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ ở trẻ hay tăng động

Thành phần: Cao Đinh lăng, Cao Thăng ma, Natri succinate, Taurine, Chiết xuất Ginkgo biloba, Vitamin B6, Acid folic.

Công dụng:

- Hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não.

- Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ ở trẻ hay tăng động.

Đối tượng sử dụng: Trẻ em khó ngủ, mất ngủ do tăng động, trẻ em cần tăng cường hoạt chất cho não bộ.

5 vấn đề về giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý và phương pháp khắc phục- Ảnh 3.

Hướng dẫn sử dụng:

- Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói.

- Trẻ trên 6 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 gói.

- Trẻ em dưới 3 tuổi liều dùng bằng nửa liều trẻ từ 3-6 tuổi và tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng

Hòa tan lượng cốm trong gói với nửa ly nước, nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ, nên dùng 1 đợt liên tục từ 3 - 6 tháng để có kết quả.

Tiếp thị và phân phối: Công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ và thương mại Nam Phương

Địa chỉ: Số 173 Phố Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội

Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố: 3010/2020/ĐKSP

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 2211/2020/XNQC-ATTP

(*) Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

(*) Người đang chảy máu, chuẩn bị phẫu thuật, người huyết áp cao, người máu khó đông không được dùng.

(*) Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn