Hà Nội

Y tế Nghệ An từng bước vươn lên là trọng điểm Bắc Trung Bộ

26-01-2011 15:10 | Tin nóng y tế
google news

Năm 2010 đi qua, đánh dấu bước phát triển mới của y tế Nghệ An, dù trong năm qua, ngành y tế tỉnh đã phải đối mặt với thiên tai khắc nghiệt, dịch bệnh luôn rình rập.

Năm 2010 đi qua, đánh dấu bước phát triển mới của y tế Nghệ An, dù trong năm qua, ngành y tế tỉnh đã phải đối mặt với thiên tai khắc nghiệt, dịch bệnh luôn rình rập.

Trận lũ đầu tháng 11/2010 ước tính làm thiệt hại cho các đơn vị y tế Nghệ An khoảng 5,5 tỷ đồng. Sau khi nước rút, lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An đã chỉ đạo và hỗ trợ các đơn vị kịp thời khắc phục hậu quả do bão lụt, đảm bảo công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Trận lụt lịch sử gây ngập lụt 11 huyện, 131 xã, trong đó có 35 trạm y tế  bị ngập nặng. 10 đoàn cán bộ của Sở Y tế đã trực tiếp chỉ đạo các huyện trọng điểm cấp cứu người bị nạn, sơ tán bảo vệ tài sản, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân, đồng thời cấp 60 cơ số thuốc chữa bệnh, trên 100 chiếc áo phao cứu sinh, 364.000 viên thuốc sát trùng nước, 105kg cloramin B cho các trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã bị ngập lụt. Chỉ đạo các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tư nhân, phối hợp các bệnh viện ngành đóng trên địa bàn tổ chức 25 đoàn cán bộ y tế trực tiếp khám cấp thuốc cho nhân dân các xã bị ngập. Trong công tác phòng chống dịch, dịch sốt xuất huyết xảy ra từ cuối tháng 8 - đầu tháng 10/2010 ở các huyện (Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nam Đàn,) đã làm 650 người dân mắc, nhưng không có tử vong. Sở Y tế đã chỉ đạo TTYTDP tỉnh, y tế các huyện tập trung phối hợp các ngành chức năng của huyện tích cực tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt bọ gậy... khống chế dập dịch, các yếu tố gây dịch được giám sát chặt chẽ; công tác kiểm dịch ở hải cảng, cửa khẩu, biên giới thực hiện tốt đã phòng ngừa không để các ca bệnh mới từ ngoài vào, giúp cho biện pháp khoanh vùng, dập dịch của y tế được hiệu quả.
 Phòng chống dịch là thành công của y tế Nghệ An năm 2010.

Hoạt động khám chữa bệnh năm qua của Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng kể, các bệnh viện trong tỉnh đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kỹ thuật cao để chẩn đoán và điều trị, góp phần nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu  khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, nhất là ở các bệnh viện tuyến tỉnh và một số bệnh viện đa khoa huyện hạng 2. Một số kỹ thuật mới áp dụng thành công điều trị cho bệnh nhân, giảm chi phí cho người bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế y tế, như: can thiệp mạch; phẫu thuật tim bẩm sinh, mổ sọ não, mổ nội soi, xử lý đột qụy, phẫu thuật tạo hình đường sinh dục, phẫu thuật bệnh lý sơ sinh...; tăng cường điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc ở Bệnh viện Y học cổ truyền và các khoa Đông y bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

Xã hội hóa công tác y tế được đẩy mạnh, đã “chia lửa” cho y tế công lập thu được nhiều kết quả trên các lĩnh vực: khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, đào tạo cán bộ, đầu tư trang thiết bị y tế kỹ thuật cao vào y tế công lập... Hệ thống y tế ngoài công lập phát triển mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tiếp cận, lựa chọn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận tiện. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 371 cơ sở hành nghề y tế tư nhân (có 8 bệnh viện tư nhân với 539 giường bệnh).

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Nghệ An đã tăng cường bác sĩ cho tuyến xã: Năm 2010 tổ chức 4 đợt tăng cường bác sĩ xã, có 111 bác sĩ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện, trung tâm y tế  tuyến huyện về tăng cường cho các trạm y tế xã. Các bác sĩ tăng cường cho tuyến dưới theo Đề án 1816 của Bộ Y tế đều phát huy tốt, các bác sĩ  vừa trực tiếp khám chữa bệnh cho nhân dân, vừa  tạo điều kiện đào tạo, hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ y tế cơ sở nâng cao trình độ chuyên môn và công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giảm tải bệnh viện, trong năm 2011, theo bác sĩ Phạm Văn Thanh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An sẽ nâng quy mô giường bệnh toàn tỉnh thành 5.486 giường (tăng thêm 417 giường so với năm 2010). Đầu tư mới nhiều trang thiết bị hiện đại, gắn liền với nhu cầu đào tạo, đáp ứng bằng được yêu cầu ngày càng cao của người dân.

 

  Bài và ảnh: Hoàng Hiền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn