Số ca nhiễm COVID-19 đang tăng trở lại
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới trên toàn cầu đã tăng lần đầu tiên sau 7 tuần giảm liên tiếp. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng sự gia tăng các ca bệnh là "đáng thất vọng nhưng không ngạc nhiên”. Xu hướng gia tăng diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ châu Phi và khu vực Tây Thái Bình Dương.
Người đứng đầu WHO một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này “là do nới lỏng các biện pháp y tế công cộng, các biến thể tiếp tục lưu hành và người dân thì mất cảnh giác”.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19 - Maria Van Kerkhove mô tả sự gia tăng này là “một lời cảnh báo nghiêm khắc cho tất cả chúng ta” và “Loại virus này sẽ bùng phát trở lại nếu chúng ta bỏ mặc nó - và chúng tôi không cho phép điều đó xảy ra ”.
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, cho đến nay, có hơn 114 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có khoảng 2,5 triệu người đã tử vong, có 64,5 triệu người đã hồi phục.
Ông Tedros cho rằng, còn quá sớm để các chính phủ trông chờ vào các chương trình tiêm chủng và từ bỏ các biện pháp khác để phòng chống căn bệnh này. “Nếu các quốc gia chỉ dựa vào vắc xin, thì họ đang mắc sai lầm. Các biện pháp y tế công cộng cơ bản vẫn là nền tảng của việc ứng phó với đại dịch ” ông Tedros nói.
Tuy nhiên, ông cho biết hiện việc tiêm vắc-xin cho nhân viên y tế ở các nước nghèo đã được khuyến khích, bao gồm ở các nước Tây Phi như Ghana và Bờ Biển Ngà. Người đứng đầu WHO cũng chỉ trích các nước giàu tích trữ vắc-xin, tác động tới những người dễ bị tổn thương cần được bảo vệ trên toàn thế giới. Đến cuối tháng 5, 237 triệu liều vắc xin COVID-19 dự kiến sẽ sẵn sàng để phân phối ở 142 quốc gia nghèo hơn.
Chuyên gia phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan, cho biết cuộc chiến toàn cầu chống lại virus SARS-CoV-2 hiện đang ở trạng thái tốt hơn so với 10 tuần trước khi việc triển khai vắc-xin bắt đầu. Nhưng còn quá sớm để nói rằng dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát.
Mỹ có thể mất các thành quả trong cuộc chiến chống COVID-19
Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết: “Ở mức độ hiện tại các ca bệnh, các biến thể đang lan rộng, chúng ta sẽ hoàn toàn mất đi thành quả khó khăn mới đạt được”. Ông Walensky cảnh báo hôm 1/3 rằng, sau nhiều tuần liên tục chững lại, số ca nhiễm mới đang gia tăng trở lại , tăng khoảng 2% so với tuần trước. "Tỷ lệ tử vong trung bình trong 7 ngày gần đây nhất cũng đã tăng hơn 2% ... lên gần 2.000 ca tử vong mỗi ngày."
Mỹ có nguy cơ mất tất cả những thành quả gần đây trong cuộc chiến chống lại COVID-19 nếu các biến thể mới lây lan mạnh hơn nhất là trong bối cảnh người Mỹ buông lỏng các biện pháp phòng ngừa. TS. Walensky cũng kêu gọi các quốc gia đang không chủ quan nới lỏng các biện pháp được khuyến nghị để bảo vệ mọi người khỏi COVID-19.
"Xin hãy vững tin. Hãy tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện các hành động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cộng đồng một cách hiệu quả", TS. Walensky nói thêm. "Tiêm chủng sẽ là cách giúp con người thoát khỏi đại dịch , nhưng để đạt được điều đó, chúng ta cần tiêm chủng cho nhiều người nữa.”
Khuyến nghị của CDC các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh
Loại vắc xin thứ 3 sẽ giúp Mỹ tiêm chủng hàng loạt
Trong tuần trước Mỹ đã phê chuẩn loại vắc-xin thứ 3 của Johnson & Johnson với 1 liều duy nhất. Dự kiến loại vắc-xin này sẽ bắt đầu được đưa vào sử dụng. Khoảng 3,9 triệu liều vắc xin Johnson & Johnson sẽ được phân phối tới các bang, tận các nhà thuốc và trung tâm y tế cộng đồng, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Biden cho biết.
"Những liều vắc xin đó sẽ được giao vào sáng ngày 2/3." Đây là loại vắc-xin chỉ cần tiêm một liều, "mọi người không cần phải quay lại tiêm liều thứ hai để được bảo vệ", Walensky nói.
"Ngoài ra, vắc-xin này không cần phải giữ trong tủ đông nó có thể được bảo quản ở nhiệt độ lạnh. Nó dễ dàng vận chuyển và lưu trữ."
Hai loại vắc xin khác đang được phân phối tại Mỹ - một của Pfizer-BioNTech và một của Moderna – đạt hiệu quả bảo vệ lên tới 95%, thậm chí còn có khả năng bảo đối với các dạng bệnh nặng. Trong khi đó, vắc xin Johnson & Johnson có tỷ lệ bảo vệ lên tới 72% đối với bệnh từ nhẹ đến nặng, giảm tình trạng nguy kịch.
Các chuyên gia y tế cho rằng người Mỹ không nên nản lòng trước những con số về hiệu quả của vắc xin. Tin tốt là vắc xin Johnson & Johnson đã được thử nghiệm đối với biến thể mới xuất hiện lần đầu ở Nam Phi – chủng B.1.351 có khả năng bảo vệ khỏi biến chứng nặng.
Các biến thể dễ lây lan, người dân không kén chọn vắc xin
Các chuyên gia y tế trong đó có TS Anthony Fauci cho biết rất vui khi có thêm vắc-xin Johnson & Johnson và hiện cả 3 loại vắc-xin đang được phân phối tại Mỹ đều có hiệu quả cao đối với COVID-19. Nếu đây là loại vắc-xin có sẵn trong khu vực người dân nên tiêm ngay khi có thể.
Điều quan trọng nhất là mỗi người có được chìa khóa để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi dịch bệnh. Mỗi người nên tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào có trước.
Theo dự báo của các chuyên gia, trong tháng 3, biến thể B.1.1.7 dễ lây lan- được phát hiện lần đầu tiên ở Anh- sẽ trở thành chủng virus gây bệnh COVID-19 chủ yếu tại Mỹ. Hiện đã có hơn 2460 trường hợp nhiễm COVID-19 liên quan đến các biến thể mới được báo cáo, ít nhất đã có 2400 trường hợp thuộc chủng B.1.1.7.
Những con số đó công bố còn thấp hơn nhiều so với số người thực tế bị nhiễm bởi các biến thể mới. CDC cho biết, các con số trên chỉ đại diện cho những trường hợp biến thể được tìm thấy thông qua giải trình tự gen.
Mỹ sẽ thử nghiệm tính an toàn của vắc xin đối với trẻ em
TS. Macaya Douoguih, người đứng đầu bộ phận phát triển lâm sàng và y tế của Janssen, cho biết vắc-xin Johnson & Johnson đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trên người lớn. Công ty sẽ bắt đầu nghiên cứu tính an toàn của vắc-xin với trẻ em. "Chúng tôi sẽ tiến hành một số nghiên cứu về tính sinh miễn dịch và tính an toàn ở trẻ em từ 17 tuổi trở xuống cho đến trẻ sơ sinh", ôngDouoguih nói với ủy ban cố vấn CDC.
TS Douoguih hy vọng nghiên cứu ở thanh thiếu niên sẽ bắt đầu vào tuần tới. Ngoài ra cơ quan này còn dự kiến thực hiện một nghiên cứu ở phụ nữ mang thai vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. Johnson & Johnson cũng có kế hoạch bắt đầu nghiên cứu ở những người bị suy giảm miễn dịch vào quý 3 năm nay.
Giấy phép sử dụng khẩn cấp của FDA đối với vắc xin Johnson & Johnson cho phép sử dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin Pfizer / BioNTech cho phép sử dụng cho người từ 16 tuổi trở lên, trong khi vắc xin chủng ngừa của Moderna dành cho những người trên 18 tuổi. hiện cả Moderna và Pfizer đều bắt đầu cho trẻ em tham gia thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19.