VCPMC và Cục NTBD chưa chung tiếng nói
Một đại diện VCPMC cho biết sau buổi gặp mặt của 40 nhạc sĩ, ngày 21/2, gần 60 nhạc sĩ, nhà thơ (tác giả ca từ) tên tuổi đã ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc gửi đơn kiến nghị đến Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD), Bộ VH-TT-DL về vấn đề bản quyền.
Kiến nghị có đoạn: "Việc Cục NTBD và một số sở VH-TT-DL nhiều năm nay cấp giấy phép biểu diễn cho các cá nhân, tổ chức biểu diễn mà không cần các cá nhân và tổ chức này chứng minh rằng đã xin phép và được sự đồng ý của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hoàn toàn không đúng".
Nhạc sĩ Phó Đức Phương - Giám đốc VCPMC |
Theo đó, luật không yêu cầu đơn vị tổ chức phải có hóa đơn thanh toán tiền bản quyền trong hồ sơ xin cấp phép. Vì thế, cơ quan cấp phép chỉ yêu cầu họ cam kết thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ chứ không thể ép buộc họ phải nộp hóa đơn đã trả tác quyền rồi mới được cấp phép.
Cũng theo ông Biên, nhiệm vụ của VCPMC là thỏa thuận với các đơn vị, cá nhân sử dụng nhạc để thu tác quyền theo đúng luật định nhưng VCPMC không có quyền yêu cầu cơ quan quản lý dùng biện pháp hành chính để thu tiền thay mình. Nếu đơn vị nào vi phạm, các tác giả hoặc đơn vị ủy quyền như VCPMC có quyền kiện họ.
Ông Duy Biên cũng tiết lộ ở dự thảo Nghị định mới Cục thực hiện đúng tinh thần của Chính phủ là giảm các thủ tục hành chính tức là cũng không yêu cầu các đơn vị xin cấp phép phải nộp hóa đơn đã trả tác quyền.
VCPMC chỉ khai thác mà ít bảo vệ?
"VCPMC giờ chuyển sang chức năng khai thác mà khai thác ở đây là sự khai thác tùy tiện theo kiểu thu được thì thu, không thu được thì thôi - nhạc sĩ phải chịu, đồng thời họ luôn kêu gào việc thu tác quyền rất khó khăn. Tôi thấy điều này rất bất công khi VCPMC đã nhận sự ủy thác của các nhạc sĩ, có thu phí, thu được 40 tỉ đồng/năm thì họ lấy 10 tỉ.
Nhạc sĩ Quốc Trung, Phú Quang. |
Đơn cử như một chương trình tổ chức tại Hải Phòng, đơn vị tổ chức biểu diễn trả tác quyền cho các ca khúc của tôi là 20 triệu đồng nhưng tôi chỉ được nhận 10 triệu. Hay chương trình mới nhất tôi tổ chức tại Hà Nội, VCPMC đặt giá thu 3,6 triệu đồng/ ca khúc.
Tôi tuyên bố không trả tác quyền những ca khúc do tôi sáng tác hát trong chương trình vì lý do từ nhiều năm qua tôi đã thông qua VCPMC trả tiền cho các nhà thơ có tác phẩm tôi đã sử dụng làm ca từ nhưng VCPMC không hề trả số tiền này cho họ".
VCPMC "phản ứng" lại Quốc Trung, Phú Quang
Trước ý kiến phản hồi của nhạc sĩ Quốc Trung, chúng tôi đã liên lạc với nhạc sĩ Phó Đức Phương - Giám đốc VCPMC. Theo ông Phương, nhạc sĩ Quốc Trung đang có sự nhầm lẫn về khái niệm.
Vì khai thác hay thu phí bản quyền cũng chỉ là một động thái. Ngay tại hợp đồng ủy quyền mà tác giả ký với VCPMC cũng đã ghi rất rõ là nhằm "Quản lý và khai thác quyền tác giả âm nhạc".
Một vấn đề nữa, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng VCPMC tùy tiện ký hợp đồng với các nhà mạng để thu tiền bản quyền điều này theo ông Phó Đức Phương không đúng vì trong hợp đồng ủy quyền các tác giả đã ủy quyền cho VCPMC thực hiện việc đó (quyền biểu diễn, sao chép và truyền đạt tác phẩm), tức là việc thay mặt các tác giả cho phép các nhà mạng sử dụng tác phẩm và trả tiền bản quyền về cho tác giả thông qua VCPMC như các khu vực khác.
Theo ông Phương, mức tiền thù lao sử dụng tác phẩm hiện VCPMC đang áp dụng cũng được đăng công khai (trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong website mang tên vcpmc.org) đồng thời có báo cáo Bộ VHTT DL và Cục bản quyền tác giả. Vì thế ý kiến của nhạc sĩ Quốc Trung và nhạc sĩ Phú Quang cho rằng công tác thu chi không minh bạch là không có căn cứ vì biểu tỷ lệ hành chính phí trích lại được đăng công khai. Mức giữ lại tử 5%, 10%, 15%, 20% cho đến 25%.
"Theo lý thuyết tỷ lệ bình quân là 19%. Hơn nữa trong công tác chi trả mỗi nhạc sĩ nhận tiền đều có bản kê, tiền được nhận từ đơn vị nào trả, số tiền bao nhiêu. Công tác tài chính của VCPMC luôn được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán của Anh là Grant Thornton" - ông Phó Đức Phương nói.