Truyền hình trực tuyến: Ngăn chặn sốt xuất huyết từ chính ngôi nhà của bạn

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà nội.Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng, bv Nhi Trung ương.

10-04-2018 07:49 | Sức khỏe TV
google news

SKĐS - Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi truyền hình trực tuyến với chủ đề "Ngăn chặn sốt xuất huyết từ chính ngôi nhà của bạn". Chương trình được truyền hình trực tuyến vào lúc 9h30, thứ Tư, ngày 30/8/2017. Toàn bộ nội dung cuộc trao đổi được phát trực tiếp trên trang Suckhoedoisong.vn, kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống.

Mời các bạn theo dõi video chương trình:

Hiện đang là thời điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue (SXHD) với số ca mắc ngày một tăng. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 100.000 trường hợp mắc SXH và 26 trường hợp tử vong. Trong đó, số người hợp nhập viện là 84.026 trường hợp. So với cung kỳ năm 2016, số mắc tăng 47,9%, số trường hợp tử vong tăng 9 trường hợp. TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có số mắc tuyệt đối cao nhất. Tuýp vi rút lưu hành hiện nay trên cả nước chủ yếu vẫn là D1, D2 (với tỷ lệ 95%), ngoài ra có D3, D4 chiếm tỷ lệ nhỏ. Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh SXH còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia dịch tễ, muỗi vằn truyền bệnh SXH là loại muỗi sống trong nhà, mọi hoạt động trong vòng đời gắn liền với đời sống con người. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Chúng đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...

Ở đâu có nước đọng thì ở đấy muỗi vằn có thể đẻ trứng để tồn tại nòi giống và qua đó chúng làm lây truyền mầm bệnh SXH. Do đó, nếu nhà ở không thông thoáng, đồ đạc, dụng cụ trong nhà không được bài trí gọn gàng, sạch sẽ, thoáng đãng thì sẽ là những điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn trú ngụ và phát triển.

Để phòng chống bệnh SXH, một trong những biện pháp quan trọng được các chuyên gia khuyến cáo tới cộng đồng là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy trong chính ngôi nhà bạn đang sinh sống. Một khi không có muỗi thì sẽ không có SXH.

Trước tình hình bệnh SXH gia tăng, Báo Sức khỏe&Đời sống đã tổ chức 2 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến, kịp thời cung cấp nhiều thông tin về cách phòng, phát hiện và điều trị bệnh SXH với sự tham gia của các chuyên gia y tế uy tín và nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Tuy nhiên do nhu cầu thông tin về dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn và là mối lo ngại lớn của cộng đồng thời điểm này, để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Báo Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tiếp tục tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Ngăn chặn sốt xuất huyết từ chính ngôi nhà của bạn”.

Khách mời tham gia chương trình gồm:

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội; Phó Trưởng Khoa Miễn dịch dị ứng, BV Nhi Trung ương.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Dẫn chương trình: Siêu mẫu bạc Trần Mạnh Khang


Chương trình được truyền hình trực tuyến trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu từ vào lúc 9h30, thứ Tư, ngày 30/8/2017. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: bandientuskds@gmail.com

hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình

hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội; Phó Trưởng Khoa Miễn dịch dị ứng, BV Nhi Trung ương; PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã nhận lời tham gia chương trình.

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.

Câu hỏi 1: Làm cách nào để ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết ngay trong chính gia đình bạn?

A.Tích cực diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy

B.Sử dụng máy lọc khí và bắt muỗi, vệ sinh nơi ở sạch sẽ

C.A&B

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án đúng C

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK  Hà An LÀ  ĐÃ TRÚNG THƯỞNG CÂU HỎI SỐ 1 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Câu hỏi 2: Cách nào giúp hạ sốt cho người bệnh sốt xuất huyết?

A.Tắm nước lạnh

B.Uống thuốc hạ sốt dồn dập

C.Uống thuốc hạ sốt paracetamol cứ 4-6h một lần; chườm ấm, uống nhiều nước hoa quả, mặc thông thoáng…

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án đúng C

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK  Ngô Trang LÀ  ĐÃ TRÚNG THƯỞNG CÂU HỎI SỐ 2 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Câu hỏi 3: Dấu hiệu nào nhận biết sớm trẻ bị sốt xuất huyết?

A. Nghĩ ngay đến SXH khi trẻ sốt liên miên, uống thuốc hạ sốt bớt rồi lại sốt, không ho, không sổ mũi, thấy những chấm đỏ dưới da ấn không mất đi.

B. Trẻ nôn ói, ho nhiều, sổ mũi.

Đáp án đúng A

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK  Hoa Nắng (Sói) LÀ  ĐÃ TRÚNG THƯỞNG CÂU HỎI SỐ 3 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Sharp đã đồng hành cùng chương trình!


Dương Hải
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn