Truyền hình trực tuyến: "Giải pháp hiệu quả cho bệnh đại tràng”
Mời độc giả xem video chương trình:
Viêm đại tràng là bệnh đường tiêu hóa phổ biến. Đây là một bệnh dai dẳng, khó điều trị khỏi hoàn toàn. Mỗi khi ăn phải thức ăn không hợp, stress thì bệnh lại nặng lên. Nếu điều trị không tốt, cơ thể gầy yếu, ăn kém, có thể dẫn tới suy kiệt.
Theo các chuyên gia triệu chứng của viêm đại tràng là đau bụng, rối loạn đại tiện, phân lúc lỏng, sống, lúc lại táo. Viêm đại tràng nếu không được chữa trị dứt điểm thì dễ bị tái phát và trở thành viêm đại tràng mạn tính.
Thực tế cho thấy, rất nhiều người mắc bệnh viêm đại tràng không biết mình mắc bệnh hoặc không biết sự nguy hiểm của căn bệnh này nên để lâu, dẫn đến nhiều biến chứng như giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng, ung thư đại tràng và dẫn đến tử vong.
Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh đại tràng vô cùng quan trọng giúp người bệnh phát hiện, xử trí kịp thời để phòng ung thư đại tràng.
Vậy nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng là gì? Cách phòng tránh căn bệnh này ra sao? Điều trị bệnh thế nào để tránh các biến chứng nguy hiểm? Chăm sóc người bệnh viêm đại tràng ra sao? Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh đại tràng như thế nào?… Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Giải pháp hiệu quả cho bệnh đại tràng” nhằm tư vấn cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.
Khách mời tham gia chương trình gồm:
TS.BS Lê Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Dẫn chương trình: Việt Tú
Chương trình được truyền hình trực tuyến trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu từ 9h30, thứ Ba, ngày 13/08/2019. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:
Email: bandientuskds@gmail.com
Hoặc gọi theo số 0933 133 163 trong thời gian diễn ra chương trình
Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.
Trong mỗi chương trình chúng tôi sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.
Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn TS.BS Lê Mạnh Cường Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nhận lời tham gia chương trình.
Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến
Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.
Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình
Câu hỏi tương tác 1:
Nguyên nhân nào gây bệnh viêm đại tràng mạn tính?
A. Do amip (lị amip).
B. Do vi khuẩn lao.
C. Bệnh Crohn.
D. Viêm loét đại tràng vô căn.
E: Tất cả các đáp án trên
Trân trọng cảm ơn sản phẩm Đại tràng Ông Lạc của nhãn hàng Usan đã đồng hành cùng chương trình.
Nguyễn Khánh
bệnh đại tràng

Vấn đề dinh dưỡng khá cốt lõi trong cuộc sống. Bệnh lý đại tràng khá rộng, viêm đại tràng chỉ là một phần. Đại tràng (ruột già), thực ra về mặt các nhóm bệnh của nó, chúng ta cần lưu ý có nhóm riêng hay tổn thương thực thể. Chúng ta hiểu một phần của bệnh lý đại tràng, chúng ta dự phòng rất quan trọng, chúng ta nắm được cái cơ bản của bệnh lý để dự phòng. Viêm đại tràng là một tổn thương viêm nhiễm của đại tràng ở các mức độ khác nhau từ niêm mạc đến toàn bộ. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus, nấm, một cái thường gặp là cơ chế tự miễn. Đây là một cái mà thường nhầm lẫn dẫn đến quá trình điều trị kém hiệu quả. Đặc biệt nhóm thứ hai mà chúng ta khá để ý là những tổn thương thực thể của đại tràng là các vấn đề ác tính như: polyp, loét, vật thể... là vấn đề ung thư đại tràng. Một nguyên nhân nữa là bệnh stress có thể dẫn đến bệnh đại tràng.

Viêm đại tràng có thể do virus, ký sinh trùng, nhóm theo cơ chế tự miễn. Về lứa tuổi thường gặp từ 30 trở lên, tuổi nhiều nhất là từ 45-65, nam nữ như nhau. Vào từng bệnh có tỉ lệ khác nhau.

Đừng nghĩ là chỉ trên 30 tuổi mới mắc bệnh đại tràng, trên thực tiễn lâm sàng, chúng tôi gặp những trẻ em 3 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi mắc bệnh đại tràng. Có cháu suốt ngày đi ngoài, có cháu không đại tiện được. Chúng ta cần tập trung vào giai đoạn sớm, người VN có mạnh khỏe phụ thuộc vào vấn đề này rất lớn. Có khi sau 30 tuổi bị nhưng thực ra đã bị từ lúc bé, có người chỉ bị 1-2 lần bị ngộ độc thức ăn (thức ăn nhiễm khuẩn), có người vẫn nghĩ chỉ là bị ngộ độc thông thường nhưng thực chất là ăn phải loại thức ăn bị nhiễm khuẩn, độc tố nào đó. Chúng ta cần phải rất quan tâm an toàn vệ sinh thực phẩm từ đó dẫn đến bệnh lý viêm đại tràng. Viêm đại tràng thực ra cấp hay mạn tính (cấp: đau bụng, miệng nôn, trôn tháo...) mạn (không trầm trọng như cấp như chỉ bị rối loạn phân, cơn đau bụng, cơn quặn bụng). Chúng ta cần hiểu rộng hơn từ đứa trẻ sinh ra đã phải quan tâm tới vấn đề đại tràng.
Kể từ khi còn bé hay trưởng thành hoặc về già nếu phát hiện ra bệnh thì bắt buộc phải điều trị. Với tình hình hiện nay, Bộ Y tế đã có chương trình vệ sinh, đặc biệt phát triển hệ thống y tế tuyến cơ sở, chúng ta nên đến nơi thăm khám gần nhất, nên tham khảo các chương trình tư vấn trực tuyến chính thống vì thông tin trên mạng hiện nay như ma trận nên cần nguồn thông tin chính thống. Để chúng ta hạn chế việc điều trị không đúng cách vì nếu không đúng cách thì dẫn đến hậu quả như viêm đại tràng cấp nếu điều trị bài bản, có chế độ ăn hợp lý thì kết quả tốt. Còn nếu không được điều trị bài bản thì viêm đại tràng cấp sẽ trở thành mạn tính, nếu mạn tính mà bỏ qua (người viêm đại tràng mạn tính thường gầy, da không đẹp).

Đây là câu hỏi hay. Tôi cũng rất muốn chia sẻ với các bạn, với mong muốn của chúng tôi là người VN chúng ta ngày càng khỏe mạnh, thông minh... thì chúng ta hãy phải để ý việc chăm sóc từ lúc thai kỳ, sức khỏe sinh sản tới lúc có tuổi. Đối với trẻ em cần chăm sóc đúng cách, sang thiếu niên chúng ta cần tư vấn cho con và cần nắm kiến thức thông thường (lấy kênh chính thống, không nghe thông tin không được kiểm chứng). Việc trẻ hóa đã có từ trước nhưng do chúng ta chưa quan tâm, để ý. Chúng ta cần quan tâm việc chăm sóc từ dinh dưỡng ngày từ mang thai, sinh ra và sau sinh và sau này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm bổ sung: Bệnh viêm đại tràng liên quan rất nhiều đến chế độ ăn ngay cả chúng ta ăn các bữa ăn cân đối nhất là các bữa ăn gia đình thì giảm nguy cơ mắc bệnh đại tràng hay nếu có bị rồi thì chúng ta dần hồi phục tốt hơn. Cần hạn chế bữa ăn đường phố mà hướng đến bữa ăn gia đình. Người nội trợ cần có kiến thức để cân đối đủ 4 nhóm: ngũ cốc, chất đạm (động vật, thực vật), rau xanh, quả chín... Thực ra truyền thống của VN là những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và hiện nay giới trẻ nghiêng về bữa ăn bên ngoài nhiều chất đạm và chất béo nhiều hơn và thiếu rau xanh, quả chín và ảnh hưởng đến bệnh đại tràng rất nhiều.

Bệnh đại tràng khá rộng. Tôi chia 2 nhóm: bệnh lý không mang tính chất tổn thương thực thể (các viêm nhiễm: do ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, miễn dịch (tự miễn) hay như có 2 bệnh khá gặp nhiều và hậu quả của việc tự chữa cũng khá lớn đó là hội chứng đại tràng kích thích, hai là: viêm đại trực tràng thể xuất huyết hay bệnh Crohn nhưng hiện nay việc gặp nhiều nhất là hội chứng đại tràng kích thích. Có một cái chẩn đoán tốt là nội soi và nếu thăm khám sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ khỏi và chúng ta có nền y học cổ truyền lâu đời, hiện nay đang kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền. Những loại có nguyên nhân cụ thể như vi khuẩn, virus thì có thể giải quyết được. Nhưng thể miễn dịch phụ thuộc vào chế độ ăn, cơ địa, nếu ở giai đoạn cấp thì điều trị còn quay trở lại thì điều trị tiếp. Cần hiểu đúng cách thì không có lo lắng, phát hiện sớm, chữa đúng thì điều trị tốt. Còn thể miễn dịch thì những trường hợp khó khăn nhưng không phải không khỏi nhưng khi tái phát chúng ta lại điều trị tốt.Tỷ lệ miễn dịch không phải là cao.

Đây là một câu hỏi rất hay vì nhiều bệnh nhân khi đến khám thường khai khi bị đau thì tự mua thuốc uống nhưng không thấy đỡ. Tôi cần nhấn mạnh là không bao giờ tự ý dùng kháng sinh vì không chỉ việc góp phần vào việc kháng kháng sinh ở VN thành số 1 và sau này sẽ gặp một cái là chữa rất khó khăn, thậm chí có bệnh không phải dùng kháng sinh. Đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm trong nhiều vấn đề. Nếu cơ chế miễn dịch mà đưa kháng sinh vào thì diệt tiếp vi khuẩn có lợi, khi tự uống ở nhà rồi đến gặp bác sĩ thì chuyển sang giai đoạn không đáp ứng, đây là vấn đề rất sợ khi gặp trên lâm sàng. Qua chương trình này tôi thây rất hữu ích để tôi chia sẻ việc chăm sóc sức khỏe nói chung và bệnh lý đại tràng nói riêng.

Không biết bạn đã đi soi đại tràng chưa? Việc soi đại tràng ống mềm là để phát hiện các tổn thương thực thể, còn chẩn đoán bệnh mang tính chức năng (chủ yếu hỏi bệnh). Bạn nói đúng "đi điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi". Bác sĩ cần có kinh nghiệm xem thuộc loại bệnh nào. Bạn cần đến thăm khám trực tiếp để có phác đồ cụ thể, cần xác định căn nguyên. Còn với thông tin này tôi nghĩ bạn đang bị hội chứng đại tràng kích thích, tất nhiên còn chờ xem bạn đã soi chưa và cần thăm khám cụ thể.

Phụ nữ có thai có bệnh lý được xếp vào nhóm riêng, chính vì vậy bạn cần phải trao đổi với bác sĩ sản khoa. Hiện có nhiều loại thuốc khá an toàn, tất nhiên cấm tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh, có thể dùng một số loại men tiêu hóa khá lành tính.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm bổ sung: Đối với bệnh nhân viêm đại tràng mà mang thai vẫn phải giữ chế độ ăn bồi dưỡng hơn bình thường vì cần cho bé và mẹ. Có thể chia nhỏ bữa ăn để cơ thể thích nghi, cần uống viên đa vi chất. Bạn uống sữa đầy bụng thì thường sữa bà bầu giàu dinh dưỡng, giàu chất béo thì có thể hiện tại không dùng chuyển sang sữa tách béo (sữa tươi, sữa chua), chọn sữa cho trẻ rối loạn tiêu hóa bà mẹ có thể dùng. Có thể ăn được cá, đồ tanh và ăn ít một thôi cho thích nghi rồi dần dần chuyển sang ăn nhiều sau. Kèm theo cần bổ sung lợi khuẩn (enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa nhanh không đầy bụng).

Chụp CT không thấy gì, xét nghiệm không có gì. Bạn không cung cấp là đã soi khung đại tràng chưa? Nếu tất cả không thấy gì thì tại sao lại có triệu chứng như vậy. Nội soi để phát hiện các thực thể, nếu đã loại bỏ các thực thể thì còn chức năng thì đó là của hội chứng đại tràng kích thích. Rối loạn về mặt chức năng của đại tràng, bạn nên đi soi đại tràng và tôi vẫn nghĩ nhiều về một hội chứng đại tràng kích thích và qua câu hỏi này và các bệnh nhân thì các bạn thấy họ mô tả như vậy và bạn nên đi soi đại tràng. Còn với hội chứng đại tràng kích thích thì có nhiều công thức và bác sĩ sẽ lựa chọn công thức. Đã là hội chứng đại tràng kích thích thì có thể bị nhiễm lại. Hiện chúng ta nghĩ rằng điều trị trước không triệt để (giống như viêm họng có thể bị lại) nhưng không phải, lần sau chúng ta có thể bị nhiễm mới, đợt mới. Vì chúng ta nghĩ tái phát rất nặng nề do chữa rồi mà chưa khỏi lại nghĩ sang bị ung thư dễ khiến chúng ta bị stress lại càng làm cho bệnh nặng hơn.
Bạn nên đi khám ở cơ sở y tế và điều trị. không cần lo lắng quá

Qua triệu chứng bạn kể thì cần lưu ý dấu hiệu sau sinh vì sau sinh có nhiều vấn đề như stress. Còn bạn nên soi đại tràng và cần có phác đồ điều trị đúng vì phác đồ phải đi với nguyên nhân. Có 4 nhóm nguyên nhân: vi khuẩn, virus, do nấm, do miễn dịch. Bạn cần có giải pháp để không bị stress.

Bệnh viêm đại tràng liên quan đến ăn uống rất nhiều. Vấn đề an toàn thực phẩm không an toàn dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nhiều đợt kế tiếp dẫn đến viêm đại tràng. Hoặc do vi rút gây ra hoặc ăn phải rau sống, uống nước không đảm bảo sẽ mắc lỵ amip cũng có thể dẫn đến viêm đại tràng. Vậy có thể nói viêm đại tràng là bệnh do từ miệng mà ra, khi sử dụng các thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến mắc bệnh.
Ngoài ra, chế độ ăn nhất là nam giới uống rượu bia nhiều nhất là lớp trẻ khi đó mất cân bằng đường ruột và tiêu diệt vi khuẩn có ích và là nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng. Trẻ em ăn không cân bằng ăn đồ ăn nhanh, ăn nướng, ăn đồ rán, ít ăn rau cũng dẫn đến viêm đại tràng. Khi đó, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, dẫn đến thiếu vi chất vì vậy những người gầy thường bị bệnh viêm đại tràng, da xanh.
Khi đã viêm đại tràng cần có chế độ ăn giúp đại tràng đỡ bị tổn thường. Cần ăn đủ chất dinh dưỡng theo nhóm tuổi, theo giới, theo mức lao động… Chế độ ăn khoảng 30-35 Kcal/ kg cân nặng, chất đạm cần 1-1,2 gam/ ngày. Cần tránh thực phẩm cứng, rau sống, củ sống làm tổn thương đại tràng, chọn thịt cá ăn đủ nhu cầu chế biến hấp, kho tránh nướng. Cần chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn nhiều dẫn đến kích thích đau bụng.
Hạn chế rượu bia, cà phê, trà đặc... để tránh tổn thương đại tràng.

Thực ra nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa hay bị viêm đại tràng mạn tính thì do hệ đường ruột mất cân bằng vi khuẩn có ích trong đường ruột. Rượu bia khi uống nhiều cũng tiêu diệt vi khuẩn có ích làm cho tổn thương đại tràng nặng hơn vì vậy, chúng ta cần tiết chế. Chỉ uống dưới 2 đơn vị nghĩa là chỉ uống dưới 2 lon bia, hoặc 2 cốc rượu vàng, dưới 60ml rượu mạnh.

Những người mắc bệnh viêm đại tràng cần tránh ăn những món nướng, rán thay vào đó ăn các món hấp, luộc. Nếu uống sữa đau bụng hay bệnh nặng hơn thay vào đó ăn sữa chua hoặc mua sữa tách béo, ít đường lacto dành cho bệnh nhân viêm đại tràng. Điều chỉnh chế độ ăn, chế biến món ăn lỏng
Người bệnh cần yên tâm, ngoài việc tuân thủ chỉ định tái khám của y bác sĩ thì cần có chế độ ăn giảm cho gánh nặng đại tràng, dần dần bệnh cải thiện. Bổ sung thêm, sắt, kẽm giúp cho niêm mạc lành nhanh hơn. Sinh hoạt điều độ, ăn uống điều đó sẽ làm cho bệnh đỡ tái phát và nặng hơn.

Về cơ bản là giống nhau, chế độ ăn chế biến phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Bệnh nhân cần chế biến thực phẩm dạng lỏng, mềm, .. trường hợp cấp tiêu chảy có thể ăn cháo nấu với cà rốt, nhưng nếu viêm đại trạng dạng táo bón thì cần chọn thực phẩm rau xanh, khoai lang , thanh long,…để giảm tình trạng táo bón và có thể cung cấp sữa chua lợi khuẩn.

Khi bị viêm đại tràng thì cần ăn bữa nhỏ, ăn vừa phải để giảm gánh nặng cho đại tràng. Giảm ăn các chất béo, ăn thịt nạc, thịt gà bỏ da… để giảm cho đầy bụng và giảm cho đại tràng.

Việc khám định kỳ kiểm tra sức khỏe là rất tốt. Rất mong chúng ta cần có nhận thức về việc tự chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Hệ thống y tế của nước ta phát triển tốt, ngoài đầu tư trang thiết bị, đưa bác sĩ tuyến trên về vùng cơ sở đủ điều kiện đáp ứng. Cần phát hiện sớm bệnh để đạt được hiệu quả tốt, loại trừ yếu tố gây ung thư. Trước đây trên thế giới khuyên trên 50 tuổi thì nên soi toàn bộ khung đại tràng 1 lần. Hiện nay hệ thống máy rồi, ống mềm , có cả soi gây mê, thế giới hiện nay đã có khuyến cáo bắt đầu nên tầm soát ở 40 tuổi nên soi khung đại tràng ít nhất 1 lần xem có bất thường không, có polyp không, và có phải polyp đại tràng hay vấn đề viêm mạn, viêm mạn còn có biểu hiện chứ polyp không biểu hiện (giai đoạn sớm) nên không biết. Polyp hay tổn thương bất thường khác thường không có triệu chứng khi có triệu chứng thường ở giai đoạn ung thư hóa. Chúng ta cần tầm soát ở nơi có uy tín. 70% phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn. Và cần soi hợp lý chứ không phải cứ 3 tháng soi một lần.

Trứng là món ăn bổ dưỡng, đạm của trứng cân đối, nhiều vi chất dinh dưỡng, 1 tuần có thể ăn 3-4 quả, có thể sử dụng nhiều cách như luộc, bắc lên để ăn.

Bệnh nhân nên chuyển sang ăn sữa chua, hoặc chọn sữa ít đường hoặc bỏ đường lacto, hoặc có thể dùng sữa đậu nành. Bệnh nhân cần chọn thực phẩm mềm, chia nhỏ bữa ăn.

Cần dựa vào dấu hiệu tiêu hóa: ăn vào ậm ạch, đại tiện không thành khuôn đều (người ta định phân khuôn: thành khuôn, tròn, đều, mềm) đại tiện 1-2 lần/ngày. Nếu phân nát, ngày đi 1-2 lần, thậm chí dấu hiệu lọc sọc thì nên đi soi. Có 2 loại soi đại tràng: soi toàn bộ khung (đại tràng dài 1,5m) đại tràng xích ma 40-50cm. Bệnh lý ác tính hay nằm ở xích ma nhiều hơn. Nếu soi khung đại tràng phức tạp hơn, nếu soi thường thì hơi khó chịu một chút, nếu sợ thì gây mê. Gây mê thì có tai biến không? Thì thực ra cái gì cũng có tai biến. Cần đi đến cơ sở y tế uy tín, chức năng. Nếu không soi được khung đại tràng thì soi đại xích ma (nhẹ nhàng hơn, không đau). Và ác tính hay nằm ở xích ma và trực tràng. Và soi xích ma không đau và không phải gây mê. Nếu các bạn sợ soi đại tràng thì chỉ cần soi đại tràng xích ma.
-
-
TS. BS Lê Mạnh CườngPhó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt NamĐặt câu hỏi
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Truyền hình trực tuyến: Giải tỏa nỗi lo táo bón
Truyền hình trực tuyến: Sống vui khỏe với bệnh đái tháo đường
Truyền hình trực tuyến: Nội tiết tố nữ - chìa khóa cho sắc đẹp và hạnh phúc lứa đôi
Truyền hình trực tuyến: Giải pháp giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ
Truyền hình trực tuyến: “ Giải pháp dinh dưỡng cho người viêm dạ dày”
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?