Tọa đàm trực tuyến: Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm bằng vắc-xin

02-11-2023 19:03 | Truyền hình trực tuyến

Chương trình Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm bằng vắc-xin" vào thứ Năm, ngày 2/11/2023, lúc 19:00 với sự tham dự của các khách mời đặc biệt, hứa hẹn sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích cho độc giả, khán giả.

Mời quý vị và các bạn theo dõi video chương trình

Tọa đàm trực tuyến: "Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm bằng vắc-xin" - Ảnh 1.

Edward Jenner được xem là người chế tạo ra vắc-xin đầu tiên vào năm 1796. Năm 1798, vắc-xin đậu mùa đầu tiên được phát triển. Tiếp theo sau đó là những cống hiến rực rỡ của Louis Pasteur cho ngành vắc xin học. Kể từ khi vắc-xin ra đời, nhân loại đã thật sự có được một phương pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa các loại bệnh truyền nhiễm như: cúm, virus, phế cầu khuẩn,… giúp giảm được tỉ lệ mắc bệnh và tử vong.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Đây là một trong những chương trình mục tiêu sức khỏe quan trọng hàng đầu ở Việt Nam, hướng tới làm giảm hai phần ba số trẻ em chết dưới 5 tuổi vào năm 2015 so với năm 1990.

Chủng ngừa là một trong những biện pháp can thiệp y tế thành công và hiệu quả nhất từ trước đến nay, có thể giúp ngăn chặn từ 2 đến 3 triệu ca tử vong mỗi năm. Ngày nay trẻ em không chỉ được bảo vệ phòng chống các bệnh đã có vắc-xin từ nhiều năm như bệnh bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi, lao mà còn được phòng ngừa các bệnh khác

Hơn nữa, ngày nay trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn có thể được bảo vệ chống lại các bệnh đe dọa tính mạng như cúm, phế cầu khuẩn, viêm màng não,... nhờ các vắc-xin mới, hiện đại hơn. Mặc dù thành công, nhưng trên thế giới vẫn còn 1 trong 5 trẻ bỏ lỡ cơ hội được chủng ngừa. Năm 2012 ước tính có khoảng 22,6 triệu trẻ em không được tiếp cận với các dịch vụ chủng ngừa. Sự thiếu kiến thức về chủng ngừa là một trong những lý do chính tại sao người lớn lại chọn không chủng ngừa cho chính mình hoặc cho con cái của họ. Hiệu quả chỉ có thể phát huy tốt nhất khi được sử dụng đúng chỉ định, đúng thời điểm và đủ liều.

Vậy chủng ngừa như thế nào để phòng bệnh được tốt nhất? Ai là đối tượng ưu tiên được chủng ngừa? Làm sao chủng ngừa được an toàn?

Những vấn đề này sẽ được các chuyên gia Y tế đầu ngành:

1. PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa - Trưởng Bộ Môn Khoa Học Y Sinh – Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh;

2. BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP HCM, chia sẻ trong chương trình tọa đàm trực tuyến:

"Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm bằng vắc-xin"

Được phát đồng thời trên fanpage, youtube và trang suckhoedoisong.vn Báo Sức khỏe và Đời Sống; fanpage, youtube và trang phunuonline.com.vn Báo Phụ Nữ TP. Hồ Chí Minh; thanhnien.vn Báo Thanh niên; fanpage, youtube và tuoitre.vn Báo Tuổi Trẻ; fanpage VnExpress và fanpage Báo điện tử VTV News, hứa hẹn sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích cho độc giả.

Trân trọng cám ơn Công ty Pfizer Việt Nam và Hội Y học Dự phòng Việt Nam đã đồng hành cùng chương trình.

Khách mời tham gia chương trình:

Tọa đàm trực tuyến: "Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm bằng vắc-xin" - Ảnh 2.

PGS.TS Cao Hữu Nghĩa Trưởng Bộ môn Khoa học Y Sinh Viện Pasteur TPHCM.

Tọa đàm trực tuyến: "Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm bằng vắc-xin" - Ảnh 3.

BS Trương Hữu Khanh Phó Chủ tịch liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM.

Tọa đàm trực tuyến: "Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm bằng vắc-xin" - Ảnh 4.

Dẫn chương trình: MC Biên tập viên Thúy Hằng.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: toasoan@suckhoedoisong.vn

Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa - Trưởng Bộ Môn Khoa Học Y Sinh – Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh; BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP HCM đã nhận lời tham gia chương trình.


Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Lên trên
Hùng Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn