Trĩ là căn bệnh được tạo thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép dẫn đến các mạch máu ở hậu môn bị giãn nở quá mức tạo thành các đám rối tĩnh mạch. Các triệu chứng của bệnh Trĩ thường là đau rát, chảy máu tươi khi đi cầu, sa búi Trĩ. Trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại mang đến nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh Trĩ được chia làm 3 loại là Trĩ nội, Trĩ Ngoại và Trĩ hỗn hợp:
Trĩ nội: Là những búi Trĩ xuất hiện bên trong hậu môn phía trên đường lược, tùy vào cấp độ sẽ gây đau rát, ngứa ngáy, chảy máu khi đi đại tiện, Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Biểu hiện đầu tiên là đi cầu ra máu tươi, đau rát khi đi cầu, ngứa ngáy hậu môn.
Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng tự động co lên ngay sau đó, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia, hiện tượng đau rát khiến bệnh nhân khó chịu.
Cấp độ 3: Búi Trĩ sa ra ngoài và không tự co lên được, phải dùng tay để đẩy lên, máu chảy ít đi nhưng khiến người bệnh đau đớn.
Cấp độ 4: Búi Trĩ sa ra thường trực, đẩy cũng không lên, khi đứng, ngồi cũng khiến máu chảy ra, nếu không chữa trị kịp thời rất dễ bị sa nghẹt Trĩ, hoại tử búi Trĩ, nứt kẽ hậu môn, ung thư trực tràng...
Trĩ Ngoại: Là những búi Trĩ nằm phía dưới đường lược, người bệnh có thể nhìn thấy búi Trĩ dễ dàng bằng mắt thường, bệnh nhân Trĩ ngoại thường ít chảy máu khi đi cầu tuy nhiên rất dễ bị viêm nhiễm, sung huyết, gây đau đớn cho người bệnh.
Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp của Trĩ nội và Trĩ ngoại, nếu bệnh nhân bị hai loại trĩ cùng một lúc, khi Trĩ nội bước vào giai đoạn nặng, sa ra ngoài sẽ liên kết với búi Trĩ ngoại tạo thành một khối Trĩ lớn dài xuyên suốt từ trong ra ngoài hậu môn, chính là Trĩ hỗn hợp.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Trĩ
Bệnh Trĩ rất phổ biến và không chừa một ai những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Trĩ là:
- Do đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động.
- Do chế độ ăn uống không khoa học.
- Do thay đổi hormone ở phụ nữ mang thai và người già.
- Do sự chèn ép lên các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng.
- Táo bón kéo dài, nhịn đi cầu thường xuyên.
Cách phòng tránh bệnh Trĩ hiệu quả
Cách phòng ngừa bệnh Trĩ tốt nhất là ngay từ bây giờ hay thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống.
Ăn uống khoa học:
Cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, tránh những đồ cay nóng, chất kích thích, đối với những người bị Trĩ nhẹ thì hoàn toàn có thể thay đổi thói quen ăn uống để điều trị và phòng ngừa bệnh Trĩ mà không cần sử dụng thuốc.
Uống nhiều nước mỗi ngày, nước giúp cơ thể chuyển hóa chất xơ, nhuận tràng phòng chống táo bón nguyên nhân chính gây ra bệnh Trĩ.
Tập thể dục thường xuyên:
Một cách phòng tránh bệnh Trĩ khác chính là tập thể dục thường xuyên, những người thường xuyên phải ngồi lâu đứng nhiều thì nên đứng dậy vận động, đi lại vài phút sau khi ngồi một giờ.
Chế độ vận động phù hợp, lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội... để phòng bệnh Trĩ, tránh những môn thể thao có cường độ cao như Gym, điền kinh...
Tập đi cầu hàng ngày:
Thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, phòng tránh được các bệnh về đường ruột và táo bón.
Ngoài ra giữ vệ sinh vùng hậu môn tránh viêm nhiễm cũng sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh Trĩ.
Phòng tránh bệnh Trĩ bằng thảo dược thiên nhiên
Để phòng tránh bệnh trĩ sau phẫu thuật thì nên sử dụng những thảo dược từ thiên nhiên như Diếp cá, Đương quy, Rutin, Meriva, Magie có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng tránh trĩ tái phát.
Trên đây là một số thông tin về bệnh Trĩ và cách phòng tránh bệnh Trĩ, liên hệ với tổng đài 1900.1259 để được tư vấn phòng tránh và điều trị Trĩ hiệu quả.