Thầy của các bác sĩ mà sao phải bươn chải quá vậy?

08-12-2015 07:00 | Phòng mạch online
google news

Các cán bộ giảng của các trường Đại Học Y Dược vinh dự có được hai ngày vinh danh, một là ngày thầy thuốc, một là ngày thầy giáo - hai nghề cao quý trong xã hội. Thế nhưng, sự ghi nhận công trạng nói theo kiểu "có thực mới vực được đạo" thì còn nhiều điều phải nói.

Các cán bộ giảng của các trường Đại Học Y Dược vinh dự có được hai ngày vinh danh, một là ngày thầy thuốc, một là ngày thầy giáo - hai nghề cao quý trong xã hội. Thế nhưng, sự ghi nhận công trạng nói theo kiểu "có thực mới vực được đạo" thì còn nhiều điều phải nói.
Đa số các cán bộ giảng ngày nay, không được trường đại học trả lương cao, vì vậy những cán bộ giảng khi được nhận về trường đại học đa phần không an tâm công tác, lúc nào cũng phải tìm bệnh viện nào đó để trụ lại, để bám vô, nhất quyết phải “bám lâm sàng” vì là thầy thuốc mà! Cán bộ giảng về giải phẩu, phẫu thuật thực hành thì phải bám khoa ngoại của bệnh viện nào đó. Cán bộ giảng những bộ môn cơ sở thì phải chọn khoa nội nào đó để đi lâm sàng để khám bệnh nhân. Lâu rồi thành ra công việc chính thành công việc phụ và công việc phụ thành công việc chính. Còn cán bộ giảng khoa ngoại thì cũng chọn lựa lắm, họ chọn khoa nào đó nhiều bệnh nhân, đặc biệt ở những khoa nào hay bệnh viện nào đó có cơ chế mổ yêu cầu, mổ dịch vụ thoáng...
Thầy của các bác sĩ mà sao phải bươn chải quá vậy? 1
Ảnh minh họa.
Hệ lụy là gì? Đôi khi mải mưu sinh quá họ quên luôn thiên chức của mình, nhiệm vụ chính của mình là giảng dạy sinh viên. Vì vậy cho nên phần lớn sinh viên đi lâm sàng than là không có ai dạy bảo gì họ, toàn làm “bác sĩ hành lang”, đi bệnh viện thì bơ vơ như rắn mất đầu, tự học là chính.
Những cán bộ giảng thông thường được xã hội và bệnh nhân đánh giá rất cao vì họ là "thầy của các bác sĩ" mà. Nhưng mà đôi khi làm thầy thiên hạ đâu phải ai cũng giỏi. Vì nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều bác sĩ vào trường đại học cũng vì hai cái lợi ích cao quý đó, vừa là thầy thuốc vừa là thầy giáo, chỉ để mục đích là có nhiều cơ hội làm giàu hơn các bác sĩ thường. Nói vậy chứ không ai cũng vậy, bên cạnh đó vẫn còn những bác sĩ trẻ, cán bộ giảng trẻ ham học hỏi, luôn nâng cao trình độ , cập nhật kiến thức liên tục, có tâm huyết họ xứng đáng làm đàn anh khi trẻ, làm thầy giỏi trong tương lai.
Vấn đề đặt ra là tại sao thầy của các bác sĩ mà phải bươn chải quá vậy?
Nhân ngày nhà giáo xin có đôi lời nhắn nhủ với những ai là thầy thuốc - thầy giáo phải làm hết cái thiên chức cao quý của mình, xã hội kỳ vọng vào các vị lắm lắm, hãy chăm lo cho thế hệ trẻ. Hãy đào tạo cho đất nước những bác sĩ trẻ trong tương lai vừa có tài có đức.
Đừng để người ta dè bỉu các cán bộ giảng là “cán bộ dỏm”.

BS.Phan Văn Hoàng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn