Trưởng thành từ môi trường y khoa uy tín của thủ đô
ThS.BS Vũ Thanh Bình tốt nghiệp ngành Y đa khoa tại Học viện Quân Y và tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu ở môi trường Y khoa uy tín của thủ đô, hiện bác sĩ Thanh Bình đang công tác tại khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Trong quá trình công tác, bác sĩ Thanh Bình đã cùng đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tham dự nhiều Hội nghị khoa học về Sản khoa ở trong nước và châu lục, như Hội nghị khoa học chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - Phụ khoa tại Hà Nội, Hội nghị Sản phụ khoa châu Á - Thái Bình Dương (ASPIRE) tại Hồng Kông, Trung Quốc.
Tại Hội nghị chỉ đạo tuyến ở Hà Nội, bác sĩ Bình tham gia với vai trò là báo cáo viên, đại diện cho khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Dành tình yêu cho bộ môn Sản ngay từ những ngày đầu mới làm quen với lâm sàng, bác sĩ Bình tâm niệm, khoa Sản là nơi khởi đầu của sự sống. Ở đó có tiếng khóc chào đời của các các "thiên thần nhỏ", có cả giọt nước mắt hạnh phúc của đấng sinh thành.
Chuyện nghề và những nỗi niềm đau đáu trong lòng
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - nơi bác sĩ Thanh Bình đang công tác - là 1 trong 4 bệnh viện tuyến cuối về sản phụ khoa của cả nước, đồng thời là một trong những đơn vị uy tín về điều trị vô sinh, hiếm muộn. Đây là nơi đón chào thành viên mới của rất nhiều gia đình. Và cũng chính là nơi gieo "mầm sống", mang tia hy vọng đến cho các cặp vợ chồng mong con.
Bác sĩ Bình chia sẻ, Vô sinh - Hiếm muộn là ngành khoa học mới, kiến thức cập nhật hàng tuần hàng tháng. Do đó, bác sĩ cùng đồng nghiệp phải hàng ngày tìm tòi phương pháp mới, để có hướng điều trị tốt cho người bệnh.
Chia sẻ về một lần ứng dụng kiến thức mới để hỗ trợ bệnh nhân, bác sĩ Bình kể:
"Cách đây 2 năm, tôi có gặp một cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai thai lưu 3 lần liên tiếp. Anh chị ấy đến khám tại khoa sau khi đã qua nhiều nơi mà không tìm được nguyên nhân. Sau quá trình hỏi khám và kiểm tra các xét nghiệm cũ, tôi chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm tìm đột biến gây tăng yếu tố đông máu (MTHFR), là một xét nghiệm khá cập nhật tại thời điểm đó.
Kết quả trả về, bệnh nhân có bất thường về rối loạn này. Tuy nhiên tại thời điểm đó, tình trạng này được điều trị bằng cách sử dụng thuốc tiêm chống đông hàng ngày, từ lúc có thai cho đến lúc kết thúc thai kỳ.
Nhận thấy việc lạm dụng thuốc tiêm vô hình trung gây đau đớn, tốn kém và ảnh hưởng tâm lý người bệnh, tôi thuyết phục bệnh nhân không nên tiêm và tiếp tục theo dõi. Tôi cũng cam kết sẽ theo dõi sát và chỉ định ngay khi có bất thường.
May mắn được bệnh nhân tin tưởng và đồng ý, kết quả là thai đủ ngày đủ tháng không cần tiêm bất kỳ mũi chống đông nào. Hiện tại em bé đã được gần 2 tuổi, chị ấy đang mang bầu tiếp và thai vẫn khỏe mạnh bình thường".
Bên cạnh niềm vui, khoa Hiếm muộn cũng là nơi chứa đựng nhiều nỗi buồn. Đó là nỗi đau thầm kín của các cặp vợ chồng muộn con, là nỗi sợ mất đi cơ hội làm cha mẹ, là câu chuyện "lỗi tại ai?".
Theo bác sĩ Bình, sinh con là chuyện của cả hai vợ chồng, mỗi người đều góp một nửa vai trò trong đó. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại cho rằng đây là trách nhiệm của riêng người vợ.
"Tôi vẫn còn nhớ câu chuyện của cặp vợ chồng trẻ, người vợ mang thai 20 tuần nhập viện vì dọa sảy. Không may vào viện thì thai đã thoát ra ngoài, không giữ được. Đó là điều không ai mong muốn, càng không phải lỗi của người vợ, nhưng chị lại liên tục nói xin lỗi chồng. Nhìn cảnh ấy, tôi thực sự rất đau lòng.
Một câu chuyện khác khi tôi ngồi phòng khám, có cặp vợ chồng cùng nhau đi khám hiếm muộn. Người chồng cho rằng do vợ mình đi đốt lộ tuyến nên dẫn đến vô sinh. Trong khi đó, theo khoa học, đốt lộ tuyến chỉ có thể ảnh hưởng nếu để lại tổn thương xấu. Xét nghiệm ra mới biết, nguyên nhân là do chồng không có tinh trùng" - Bác sĩ Bình kể.
Lý do dẫn đến hiểu nhầm này, là bởi các cặp vợ chồng chưa có hiểu biết đầy đủ về sức khỏe sinh sản. Với vai trò là một bác sĩ Sản khoa, bác sĩ Thanh Bình luôn mong mỏi có thể giúp các cặp vợ chồng trang bị đầy đủ kiến thức về thai sản sớm hơn, ngay từ khi có ý định mang thai.
Để chia sẻ thêm về vấn đề sinh sản và hiếm muộn, Ths.Bs Vũ Thanh Bình sẽ có buổi chia sẻ trực tuyến (livestream) vào 20h00 tối thứ Sáu hàng tuần, với sự hỗ trợ của Aplicaps Vietnam, trên fanpage Aplicaps Vietnam.
Với mong muốn cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản một cách khoa học đến mọi người, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, bác sĩ Thanh Bình luôn lựa chọn những chủ đề thiết thực, được quan tâm nhiều hiện nay như: Dinh dưỡng thai kỳ, Bệnh lý thường gặp khi mang thai, Bà bầu và COVID-19,...
Để nhận thông báo về các buổi livestream chia sẻ của bác sĩ Bình, hãy nhấn "Thích" hoặc "Theo dõi" fanpage Aplicaps Vietnam.
Để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe thai kỳ, vui lòng truy cập website https://aplicaps.vn/ hoặc gọi đến số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được hướng dẫn và tư vấn bởi các chuyên gia thai kỳ giàu kinh nghiệm.