Hà Nội

Tế bào gốc mô mỡ tự thân - Hy vọng để khôi phục sức khỏe khi gặp chấn thương thể thao

23-06-2020 15:29 | Y học 360
google news

SKĐS - Chơi thể thao là hoạt động mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Thế nhưng một vài trường hợp người chơi lại vô tình “rước đau” vào người vì những chấn thương do vận động sai cách dẫn đến "đau oan”.

Tập luyện thể dục, thể thao là hoạt động lành mạnh mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Bên cạnh tác dụng tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp, các hoạt động thể chất còn kích thích cơ thể tiết ra nhiều endorphin - các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng giảm căng thẳng và ngăn chặn cảm xúc tiêu cực.

Tuy nhiên, với những người tập luyện không chuyên, việc chơi thể thao thường tiềm ẩn ít nhiều rủi ro chấn thương. Nguyên nhân xuất phát từ việc không khởi động cơ thể kỹ lưỡng, vận động sai cách hay phân bố thời gian, cường độ tập luyện không hợp lý,...

3 loại chấn thương thường gặp khi tập luyện thể thao bao gồm: chấn thương mô mềm, chấn thương khớp, chấn thương xương (Ảnh minh hoạ)

Với các vận động thể thao bình thường, đa phần những chấn thương nhẹ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một vài trường hợp người bị chấn thương không “tạo điều kiện” để cơ thể có thời gian phục hồi, khi đó tình trạng tổn thương càng kéo dài trầm trọng hơn. Chẳng hạn với chấn thương bong gân, nếu không chọn đúng thời điểm quay trở lại tập luyện, người chơi có thể gặp phải tình trạng đứt gân, dây chằng gân cơ bị lỏng lẻo, dẫn đến hậu quả về sau là tổn thương bề mặt sụn khớp, sụn chêm, dây chằng.

Các chấn thương do tập luyện thể thao gây ra gồm những chấn thương nhẹ nhất đến chấn thương thực thể. Với những chấn thương nhẹ, người chơi áp dụng phương pháp chườm lạnh, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau. Riêng với những chấn thương đặc biệt như bong gân, rách dây chằng, tổn thương xương khớp, ngoài việc sử dụng các biện pháp truyền thống như dùng thuốc giảm đau hay phẫu thuật, hiện nay người bệnh có thêm lựa chọn mới là liệu pháp điều trị bổ sung tế bào gốc mô mỡ tự thân.

Liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân mở ra cơ hội điều trị chấn thương thể thao mà không cần phẫu thuật hay dùng thuốc (Ảnh minh hoạ)

Trên thế giới, liệu pháp tế bào gốc đã được các vận động viên thể thao lựa chọn để đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Vào năm 2014, “vua đất nện” Rafael Nadal sử dụng tế bào gốc mô mỡ tự thân để điều trị chấn thương lưng. Đến năm 2016, cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo dùng liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân để đẩy nhanh tiến độ phục hồi chấn thương bắp đùi. Gần đây, vào tháng 5/2020, huyền thoại quyền anh Mike Tyson sử dụng tế bào gốc mô mỡ tự thân như một phương pháp để tăng tốc độ phục hồi của cơ thể sau chấn thương và ngăn ngừa bệnh tật.

Tế bào gốc mô mỡ tự thân – Hy vọng mới trong phục hồi xương khớp sau chấn thương

Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt có khả năng biệt hóa thành các tế bào chức năng. Khi được đưa vào cơ thể, tế bào gốc mô mỡ tự thân sẽ tìm đến vị trí bị tổn thương nhằm sửa chữa, phục hồi các cấu trúc bị hư hại (cơ chế homing và biệt hóa). Đồng thời, tế bào gốc mô mỡ tự thân với chức năng tiết sẽ tăng tính điều biến miễn dịch làm giảm viêm cấp và mạn tính giúp tăng cường khả năng hồi phục của mô bị tổn thương.

Tư vấn cho khách hàng về liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân tại Bệnh viện Quốc tế DNA để điều trị bệnh xương khớp

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tôn Ngọc Huỳnh, Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Quốc tế DNA, cho biết: “Với các chấn thương thể thao, liệu pháp sinh học tế bào gốc mô mỡ tự thân được đánh giá vô cùng hiệu quả giúp làm lành tổn thương bên trong, tái cấu trúc sợi collagen bị đứt và làm giảm đi thời gian bất động của các dây chằng bao khớp. Từ đó, người bệnh có thể quay lại tập luyện, chơi thể thao sớm hơn nhờ cấu trúc dây chằng liền mạch trở nên định hướng”.

Tất nhiên, bất cứ phương pháp nào cũng cần có thời gian để cơ thể phục hồi. Thế nên, khi điều trị bổ sung bằng tế bào gốc mô mỡ tự thân, người bệnh cũng cần kiên nhẫn và tuân thủ một số chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng làm lành tổn thương.

https://www.youtube.com/watch?v=jrxBEkWJNWA

Thông thường, các chấn thương dây chằng, gân cơ mất trung bình từ 4-6 tuần để có thời gian lành thương. Với những chấn thương mạn tính (tổn thương thoái hóa khớp, viêm dây chằng gân cơ,...) điều trị bằng phương pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân, người bệnh được khuyên nghỉ ngơi từ 3-5 ngày đầu, sau đó quay lại vận động từng bước tăng dần để dây chằng gân cơ kịp thích nghi trong quá trình tự làm mới của nó.

Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, tế bào gốc mô mỡ tự thân được các chuyên gia đầu ngành tiến hành tách chiết, nuôi cấy trong phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO. Với công nghệ chuyển giao từ tập đoàn y tế Nhật Bản, quy trình thực hiện tại đây luôn đảm bảo khép kín để mang đến khách hàng nguồn tế bào gốc đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Phòng LAB hiện đại đạt chuẩn GMP WHO tại Bệnh viện Quốc tế DNA

Bên cạnh ứng dụng trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp - thần kinh cột sống, liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân tại Bệnh viện Quốc tế DNA còn được sử dụng trong việc tăng cường năng lượng, nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa và cải thiện tình trạng bạc tóc, sạm da,...

Để biết thêm chi tiết, mời bạn đọc liên hệ với bệnh viện theo thông tin dưới đây:

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA

Địa chỉ : 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 05, Quận 05, TP.HCM

Website:  www.benhvienquoctedna.vn

Hotline: 1900 2840


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn