Thông qua chương trình, phụ nữ được trò chuyện trực tiếp cùng 2 chuyên gia đầu ngành về sản phụ khoa, tìm hiểu về ung thư cổ tử cung, virus HPV - nguyên nhân gây nên 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung và các phương pháp xét nghiệm sàng lọc định kỳ để phòng ngừa bệnh.
2.223 ca tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm tại Việt Nam nhưng chỉ có 17% phụ nữ tầm soát!
Phát động vào tháng 6/2023, chiến dịch "Để Cổ nói" do Trung Tâm vì sự phát triển Phụ nữ Bắc Trung Bộ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Phụ Sản Việt Nam với sự đồng hành của Roche Việt Nam khởi xướng, hướng đến mục tiêu loại trừ ung thư cổ tử cung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho phụ nữ trên khắp Việt Nam.
Theo thống kê, hiện nay mỗi năm, nước ta ghi nhận khoảng 4.132 ca mắc mới và 2.223 ca tử vong (chiếm khoảng 54%) do ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, chỉ 17% phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 65 từng tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung trong 3 năm vừa qua. Đây cũng là một con số khá khiêm tốn so với mục tiêu 70% phụ nữ trước 35 tuổi được khám sàng lọc sử dụng các hình thức xét nghiệm với độ chính xác cao, được tái xét nghiệm trước 45 tuổi, trong chiến lược toàn cầu của WHO nhằm tăng tốc loại trừ ung thư cổ tử cung vào năm 2030.
Nhiều rào cản về tâm lý, chi phí, địa lý hay khả năng tiếp cận phương pháp sàng lọc hiệu quả đã khiến cho nhiều ca ung thư cổ tử cung phát hiện ở giai đoạn muộn, giảm hiệu quả điều trị và tỷ lệ sống sau 5 năm. Không ít trường hợp phụ nữ phải cắt bỏ tử cung, mất đi khả năng sinh con và thiên chức làm mẹ. Thực tế, đa số các ca ung thư cổ tử cung đều có thể phòng ngừa, tránh được những hậu quả không đáng có này nếu được sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị các tổn thương tiền ung thư.
Chương trình "Tầm soát ung thư cổ tử cung ngay hôm nay" có sự hiện hiện của TS.BS. Bùi Chí Thương - Trưởng khối Sản, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Giảng viên Đại Học Y Dược TP.HCM cùng BSCKII. Phạm Hồ Thúy Ái - Phó trưởng khoa khám Phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ. Bên cạnh các kiến thức chăm sóc sức khỏe phụ khoa được trình bày gần gũi và dễ hiểu, phụ nữ còn được hai chuyên gia tư vấn và giải đáp cặn kẽ các thắc mắc liên quan đến ung thư cổ tử cung, các phương pháp sàng lọc để phụ nữ vững vàng hơn và chủ động hơn trong việc bảo vệ chính bản thân mình khỏi ung thư cổ tử cung.
Chương trình cũng ghi nhận sự tham gia của các lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt tại địa phương, góp phần lan tỏa tác động tích cực của chiến dịch đến với cộng đồng xung quanh.
Chiến dịch "Để Cổ nói" - cam kết mạnh mẽ của Roche góp phần giúp ngành Y tế Việt Nam sớm loại bỏ CTCTC
Bà Trần Thị Đoan Trang, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ Nữ TP.Thủ Đức, chia sẻ: Việc nâng cao nhận thức và chăm sóc cải thiện sức khỏe cho phụ nữ là mục tiêu luôn được Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp quan tâm, tổ chức, triển khai thực hiện. Sức khỏe phụ nữ được đảm bảo cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ hạnh phúc, sự ổn định trong công việc và tài chính của gia đình, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc gắn với thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch".
"Chiến dịch "Để Cổ nói" và Chương trình " Tầm soát ung thư cổ tử cung ngay hôm nay" là một hoạt động thiết thực, mang đến cho phụ nữ tại địa phương những kiến thức chắt lọc và chất lượng về căn bệnh phụ khoa phổ biến này, đồng thời truyền cảm hứng cho phụ nữ vượt qua những trở ngại của cá nhân để hành động ngay. Chúng tôi ghi nhận sự đồng hành của Roche Việt Nam, những nỗ lực của các cơ quan ban ngành đã chung tay vì sức khỏe phụ nữ tại TP. Thủ Đức nói riêng và Việt Nam nói chung" - bà Trần Thị Đoan Trang nói.
BS. Qadeer Raza, Tổng Giám đốc Roche Việt Nam cho biết: Chiến dịch "Để Cổ nói" được chúng tôi phát động từ tháng 6/2023. Đến nay, chương trình đã mang đến cho hàng nghìn phụ nữ nhiều kiến thức bổ ích về ung thư cổ tử cung, các biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm cùng phương pháp sàng lọc có độ chính xác cao. Các tài liệu giáo dục này phụ nữ có thể dễ dàng tiếp cận qua nhiều kênh và nền tảng khác nhau.
"Chúng tôi rất vui nhận được sự đồng hành và ủng hộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Thủ Đức và Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 6, TP. HCM. Điều này đã góp phần mang chương trình đến gần hơn với nhiều phụ nữ trong cộng đồng"- BS. Qadeer Raza bày tỏ.
Năm nay cũng là năm Roche Việt Nam giới thiệu phương pháp tự lấy mẫu để thực hiện xét nghiệm HPV DNA - xét nghiệm được WHO và Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo trong sàng lọc ung thư cổ tử cung đầu tay đơn lẻ (thay thế cho Pap Smear) cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. Phương pháp tự lấy mẫu này cho phép phụ nữ dễ dàng lấy mẫu ngay tại nhà, giải quyết được những trở ngại về tâm lý, vị trí địa lý ngăn cản phụ nữ thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm.
Mang đến các giải pháp chẩn đoán đột phá đi cùng những chương trình vì cộng đồng như chiến dịch "Để Cổ nói" cũng chính là cam kết mạnh mẽ của Roche trong việc góp phần giúp ngành Y tế Việt Nam sớm loại bỏ ung thư cổ tử cung, giúp phụ nữ Việt có cuộc sống chất lượng hơn và khỏe mạnh hơn."
Trong giai đoạn 2024-2026, chiến dịch "Để Cổ nói" đặt mục tiêu tăng cường các buổi truyền thông, tư vấn sức khỏe phòng chống ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên toàn quốc. Hướng tới việc mỗi cá nhân sẽ chủ động chia sẻ và truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe phụ khoa cho chính gia đình và bạn bè của mình.
Từ đó, chiến dịch cũng góp phần tích cực vào kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ Việt Nam.
Để tìm hiểu nhiều thông tin về chiến dịch, vui lòng theo dõi Fanpage: https://www.facebook.com/DeCoTuCungLenTieng?mibextid=9R9pXO