TS Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học - công nghệ (Bộ Y tế), Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vắc xin cho biết để chuẩn bị cho đợt thử nghiệm quan trọng này, trước đó các tình nguyện viên đã được sàng lọc kỹ lưỡng.
Cụ thể sẽ có 560 tình nguyện viên (tuổi 18-65) tham gia tiêm thử nghiệm ở Học viện Quân y (Hà Nội) và Trung tâm Y tế huyện Bến Lức (tỉnh Long An).
Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia đã thông qua việc tuyển chọn tình nguyện viên giai đoạn 2 trên 65 tuổi, một số người có bệnh nền không quá nặng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường...
Chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19 Nano Covax do Việt Nam nghiên cứu, phát triển cho người tình nguyện tại Học viện Quân y
Ở đợt thử nghiệm giai đoạn 2, theo TS Quang, có sự khác biệt so với giai đoạn 1 là có 4 nhóm thử nghiệm. Trong đó 3 nhóm sử dụng vắc xin, còn 1 nhóm sử dụng giả dược.
Điều này hoàn toàn ngẫu nhiên, bản thân người nghiên cứu, nhân viên y tế và tình nguyện viên đều không biết để có sự khách quan. Mục đích của việc làm này là để đánh giá với từng đối tượng thì tỉ lệ sinh miễn dịch ra sao. Do đó giai đoạn 2 vô cùng quan trọng.
Đúng theo tiến độ, vào cuối tháng 3/2021 sẽ tiêm mũi vắc xin thứ 2. Đến cuối tháng 4/2021 có kết quả nghiên cứu của giai đoạn 2 đáp ứng được yêu cầu liên quan đến tính an toàn và đặc biệt, tính sinh miễn dịch, sẽ chuyển sang giai đoạn 3 trong đầu tháng 5/2021.
Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia cũng đã xem xét kỹ hồ sơ, kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 để rút lại liều tối ưu bởi giai đoạn này đang đề xuất 3 mức liều Tuy nhiên, các dữ liệu hiện nay chưa có sự khác biệt giữa 3 mức liều, do vậy, Hội đồng nhất trí, giai đoạn 2 vẫn triển khai 3 mức liều như giai đoạn 1 để đảm bảo tính khoa học cũng như không mất liều tối ưu; đồng thời sẽ cộng thêm một nhóm “placebo” (nhóm người không tiêm vắc xin) để làm kết quả đối chứng, đánh giá hiệu quả, phân tích khoa học của vắc xin.
Theo đó, hai nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Quân y cam kết, từ nay đến cuối tháng 4/2021 sẽ hoàn thiện toàn bộ nghiên cứu giai đoạn 2 để đến đầu tháng 5/2021, có dữ liệu nghiên cứu, làm cơ sở cho Hội đồng xem xét, có thể chuyển sang giai đoạn 3.
Sau khi thực hiện giai đoạn 2, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá các chỉ số miễn dịch kỹ hơn đối với miễn dịch dịch thể (kháng thể) mà đánh giá miễn dịch tế bào để kiểm tra khả năng đáp ứng của vắc xin.
Giai đoạn 3 giữ nguyên nguyên tắc, tuân thủ theo đúng các quy định, với cỡ mẫu khoảng từ 10.000 đến 15.000 đối tượng tham gia nghiên cứu, có thể mở rộng việc lựa chọn các đối tượng tham gia để đảm bảo tính phổ rộng cũng như những vấn đề liên quan đến tính khoa học.
Với tiến độ triển khai như hiện nay, ông Nguyễn Ngô Quang hy vọng, Việt Nam sẽ mất khoảng 4-5 tháng để kết thúc giai đoạn 3.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam cho người tình nguyện thử nghiệm tại Học viện Quân y
Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị, triển khai, rút ngắn một nửa thời gian nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện liên quan đến tính khoa học, quy trình cũng như dữ liệu về khoa học.
Cùng với đó, tiến độ sản xuất vắc xin COVIVAC của Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Bộ Y tế và vắc xin của Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đang tiến hành theo đúng kế hoạch, chuẩn bị tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
Thái Bình



-
Infographic: “Viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi – Hiểu đúng, chữa trị chuẩn”
-
Cải thiện ù tai, điếc tai an toàn, hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
-
Nam giới BÉO BỤNG, HAY BIA RƯỢU - cẩn trọng ĐỘT QUỴ!
-
2 BỆNH GAN NAM GIỚI DỄ MẮC do thường xuyên bia rượu
-
Tập thể dục có giúp não hoạt động tốt hơn
-
Căng thẳng có làm chức năng nhận thức xấu đi không?
-
Yên Bái ghi nhận ca mắc COVID-19 sau khi nhập cảnh
-
Việt Nam ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc hội chứng “Da báo”
-
Hà Tĩnh: Người dân không nên hoang mang về các ca bệnh viêm màng não
SKĐS - Các ca bệnh viêm màng não chưa rõ nguyên nhân tại Hà Tĩnh vừa qua, đều có kết quả xét nghiệm âm tính với các loại virus, vi khuẩn gây các bệnh viêm não gây nguy hiểm như: Viêm não Nhật Bản, HIB, viêm màng não do não mô cầu, liên cầu, phế cầu.
-
Manulife Việt Nam tri ân món quà bảo vệ tới đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện phụ sản
-
Giữ thai an toàn trong 5 tuần cho thai phụ bị mở cổ tử cung, nguy cơ vỡ ối sớm
-
Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%, Viêm màng não do não mô cầu nguy hiểm ra sao?
-
Chuyên gia đầu ngành của BV Chợ Rẫy đến Kiên Giang hỗ trợ chống dịch COVID-19
-
Phẫu thuật thành công u gốc lưỡi hiếm gặp cho trẻ 21 ngày tuổi
-
{VIDEO] Phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19
-
[Video] Người dân "là tai, là mắt", nếu thấy nhập cảnh trái phép báo ngay chính quyền địa phương
-
[Infographic] Khuyến cáo của WHO về tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tỉnh thành | Hôm nay | Tổng |
---|
Hải Dương | 0 | 726 |
Quảng Ninh | 0 | 61 |
TP.HCM | 0 | 36 |
Hà Nội | 0 | 34 |
Gia Lai | 0 | 27 |
Bình Dương | 0 | 6 |
Bắc Ninh | 0 | 5 |
Hải Phòng | 0 | 4 |
Điện Biên | 0 | 3 |
Hưng Yên | 0 | 3 |
Hòa Bình | 0 | 2 |
Bắc Giang | 0 | 2 |
Hà Giang | 0 | 1 |