Hà Nội

Những bí quyết phòng the lưu truyền từ các nền văn hóa cổ đại

18-08-2015 19:00 | Giới tính
google news

Trong các nền văn hóa xưa, từ Đông chí Tây, cụm từ "phòng the", “tình dục” hầu như đều được xem là kiêng kỵ và bị hạn chế nói tới.

Không ít xã hội cho rằng “chuyện phòng the” là điều gì đó đáng xấu hổ và không được phép nhắc đến ở những nơi công cộng, đông người.

Thế nhưng, ở các nền văn minh lớn, những sách vở, tác phẩm giáo dục, mô tả và hướng dẫn làm “chuyện ấy” tuy hiếm vẫn cứ tồn tại và lưu truyền tới tận ngày hôm nay…

1. Từ điển tình dục Kamasutra của người Ấn Độ

Kamasutra là một cuốn sách cổ Ấn Độ, viết bằng tiếng Phạn của thiền sư Bà la môn - Mallanaga Vatsyayana. Được viết vào khoảng thế kỷ II TCN, Kamasutra gồm 1.250 khổ thơ, chia làm 7 phần và đề cập tới chuyện tình dục - một vấn đề luôn bị né tránh, dè dặt mỗi khi nhắc tới thời cổ xưa.

Trong tiếng Phạn, “Kama” có gốc từ Kamadeva, là vị thần tình yêu thể xác. Còn “Sutra” mang nghĩa là châm ngôn. Do đó, tựa đề cuốn sách này có thể tạm dịch là “châm ngôn về chuyện yêu đương”. Qua nhiều thế hệ, Kamasutra luôn được coi là bộ sách giáo khoa về “chuyện phòng the” lâu đời bậc nhất trên thế giới.

Quan niệm chuyện phòng the trong các nền văn hóa cổ đại 2

Các tư thế yêu trong Kamasutra được điêu khắc lên các bức tường ở Ấn Độ

Song, nhận định trên chưa hoàn toàn chính xác. Kamasutra không đơn thuần là mô tả, hướng dẫn các "tư thế" như mọi người tưởng tượng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cuốn sách này hướng con người ta tới sự hòa hợp âm dương về thể xác lẫn tinh thần chứ không đơn giản là trong chuyện chăn gối.

Quan niệm chuyện phòng the trong các nền văn hóa cổ đại 3

Trong Kamasutra, tác giả mô tả về các tư thế giao hợp để đạt hoan lạc trong một phần rất nhỏ của cuốn sách. Phần lớn nội dung Kamasutra cung cấp kiến thức về cấu tạo cơ thể, đề cập tới diễn biến tâm lý của cả nam - nữ trước và sau khi làm “chuyện ấy”.

Quan niệm chuyện phòng the trong các nền văn hóa cổ đại 4

Hình tượng nam và nữ được đề cập trong Kamasutra vô cùng hiện đại, tiến bộ. Theo Vatsyayana, chuyện yêu phải bình đẳng, không thể bị động như quan niệm truyền thống: đàn ông làm chủ hoàn toàn.

Quan niệm chuyện phòng the trong các nền văn hóa cổ đại 5

Kamasutra đã nâng tầm "chuyện ấy" lên tới mức độ nghệ thuật

Do đó, xuyên suốt nội dung của mình, từ các tư thế yêu cho tới bí quyết hành xử khi đang yêu , Kamasutra đều khẳng định, nhấn mạnh sự hòa hợp, đồng cảm và chủ động từ cả hai giới nam, nữ.

2. Bí kíp phòng the của người Ai Cập

Không sở hữu cả một từ điển về “chuyện phòng the” như Kamasutra giống người Ấn Độ nhưng người Ai Cập cổ lại có kiến thức rất uyên bác về “chuyện ấy”, nhất là ở khía cạnh y học. Từ hàng ngàn năm về trước, những bí kíp về việc cải thiện sức khỏe tình dục , phòng bệnh tình dục đã được ghi lại trong những văn tự cổ bằng giấy papyrus.

Qua các nghiên cứu khảo cổ, người ta chứng minh được rằng, cư dân Ai Cập cổ đã biết tới những bệnh lây qua đường tình dục bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis, cũng như phát hiện ra chứng yếu sinh lý, bất lực ở nam giới. Họ gọi đó là “điểm yếu của phái mạnh”.

Quan niệm chuyện phòng the trong các nền văn hóa cổ đại 6

Đỉnh cao hiểu biết của người Ai Cập trong “chuyện ấy” chính là tìm ra cách quan hệ tình dục “an toàn” . Họ là những người phát minh ra các biện pháp tránh thai đầu tiên trên Trái đất.

Họ pha hỗn hợp keo - một loài cây có nhựa mang đặc tính diệt tinh trùng với mật ong và một số thành phần thực vật khác, đem làm ẩm và đặt ở âm đạo để ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung.

Còn với phụ nữ Ai Cập cổ, họ ăn nhiều sữa chua để làm tăng tính axit ở âm đạo, từ đó làm giảm chất lượng tinh trùng đi vào cơ thể để phòng tránh thai.

3. Bí kíp "hoàn tân" của người Trung Quốc

Nhắc tới những bí kíp phòng the của Trung Quốc, người ta thường nghĩ ngay tới Tố Nữ kinh, Nhục Bồ Đoàn,… Tuy nhiên, ít ai biết tới bí thuật “Hấp tinh đại pháp” - một cẩm nang tuyệt kỹ cho “chuyện ấy” nhưng lại thường được nhắc tới trong các bộ phim kiếm hiệp.

Có nhiều câu chuyện xung quanh loại bí thuật kỳ lạ này, điển hình là tích truyện về nàng Hạ Cơ và phép hấp tinh của Cố Tiên Nương. Theo đó, Hạ Cơ là một người phụ nữ xinh đẹp, luyện được loại ma công Hấp tinh đại pháp, mỗi khi làm “chuyện ấy” xong thì trẻ ra, xinh đẹp và vẫn như còn trinh nguyên.

Đến thời hiện đại, khi các nhà khoa học nghiên cứu về câu chuyện này đã đưa ra giả thuyết, có thể Hạ Cơ có cấu tạo bộ phận sinh dục đặc biệt nên mới có khả năng như trong tích truyện cổ.

Quan niệm chuyện phòng the trong các nền văn hóa cổ đại 7

Tạo tác nàng Hạ Cơ - một trong những mỹ nhân cổ đẹp nhất của Trung Quốc

Trong khi đó, câu chuyện về thuật "hoàn tân" của Cố Tiên Nương lại nói khác. Thực ra, bí thuật này là phương pháp thái âm bổ dương, tức là dùng âm khí để bồi bổ cho dương khí. Điều này sẽ giúp cho người nam sau khi quan hệ trở nên khỏe mạnh, sinh lực dồi dào hơn.

Theo Cố Tiên Nương, chuyện chăn gối phải có sự hòa hợp từ cả 2 phía. Sau khi người nam xuất tinh, người nữ phải lựa thế, dùng kỹ thuật làm âm tinh ứa ra, thấm vào ống dương vật, làm cho đàn ông già hóa trẻ, tinh thần phấn chấn, sảng khoái hơn bất cứ thứ thuốc bổ nào.

Quan niệm chuyện phòng the trong các nền văn hóa cổ đại 8

Cố Tiên Nương là một nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết Nhục Bồ Đoàn

4. Shunga - tranh tính dục của Nhật Bản

Không có những cuốn sách chuyên sâu viết về tình dục nhưng người Nhật Bản lại có một cách khác để thể hiện những phương pháp, hiểu biết của mình về “chuyện phòng the”: đó là tranh tính dục Shunga.

Shunga - còn gọi là xuân họa (xuân là uyển ngữ chỉ chuyện tình dục của người Nhật) là bức tranh mô tả sinh hoạt tình dục của người Nhật Bản xưa. Tranh Shunga thường được khắc lên bản gỗ và có xu hướng phô bày các cơ quan sinh dục to, khỏe - ảnh hưởng từ phong cách phóng đại của họa sĩ Trung Quốc - Chu Phòng.

Quan niệm chuyện phòng the trong các nền văn hóa cổ đại 9

Shunga miêu tả rất sinh động và tỉ mỉ những tập quán tình dục của người Nhật, bao gồm cả các thể loại như dị tính luyến ái, lạm dụng tình dục trẻ em, mối tình đồng giới nam - nam, nữ- nữ.

Shunga thịnh hành ở Nhật Bản suốt thời kỳ Edo (1603 - 1868) cho tới khi dần bị thay thế bởi nhiếp ảnh gợi dục (xuân ảnh) dưới thời Minh Trị (1868 - 1912). Khách hàng chính của dòng tranh Shunga chính là tầng lớp cận thần, quý tộc giàu có.

Quan niệm chuyện phòng the trong các nền văn hóa cổ đại 10

Người ta coi Shunga như một bí kíp phòng the, một “bảo bối” hướng dẫn việc thực hành sinh hoạt chăn gối. Thậm chí, Shunga quý tới độ chỉ cần bán được một tranh Shunga, người họa sĩ có thể sống trong nửa năm.

Cho tới ngày nay, Shunga vẫn để lại những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới ngành công nghiệp tình dục của Nhật Bản.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn