Hà Nội

Nhiều bệnh nhân phát hiện mắc glôcôm tại chương trình khám tầm soát miễn phí của Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2

23-04-2024 12:32 | Y tế
google news

Từ 12/3 – 23/4/2024, Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 tổ chức chương trình "Bảo vệ đôi mắt, thắp sáng cuộc đời", mang đến cơ hội thăm khám và tầm soát miễn phí Glôcôm cho hàng trăm bệnh nhân.

Chung sống với căn bệnh Glôcôm - kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng

Trong chương trình thăm khám tầm soát miễn phí bệnh lý Glôcôm tại Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2, nhiều bệnh nhân đã chia sẻ về hành trình đầy khó khăn từ khi họ phát hiện bệnh lý Glôcôm đến khi phải sống chung với căn bệnh.

Bệnh nhân Trần Đình Hải (61 tuổi, Thái Nguyên) chia sẻ, trước đây do phát hiện mắc Glôcôm ở mắt phải muộn, không thể tiến hành can thiệp nên đã mất thị lực. Hiện tại, mắt trái của bệnh nhân cũng đang có tình trạng nhãn áp tăng cao, không ổn định và cần đi kiểm tra, theo dõi thường xuyên. Biết đặc tính của bệnh cần phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời nên khi có các biểu hiện của mắt phải bác đã đăng ký tham gia chương trình. Mặc dù khoảng cách địa lý xa, phải đi lại vất vả giữa Thái Nguyên và Hà Nội nhưng bác tin tưởng lựa chọn Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 bởi các y bác sĩ ở đây có chuyên môn cao và rất tận tình..

Nhiều bệnh nhân phát hiện mắc glôcôm tại chương trình khám tầm soát miễn phí của Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2- Ảnh 1.

Bệnh nhân cao tuổi nên đi khám tầm soát bệnh lý Glôcôm định kỳ

Một trường hợp khác may mắn hơn khi phát hiện bệnh glôcôm góc đóng cách đây 30 năm với những dấu hiệu đầu tiên rất mơ hồ như nhìn xa bị mờ. Bệnh nhân Nguyễn Khắc Long (46 tuổi, Hà Nội) tâm sự: "Từ hồi 15, 16 tuổi còn đi học, khi nhìn lên bảng, tôi thấy mắt bị mờ đi như có đám sương mù bao phủ, tôi đi khám thì đã được chẩn đoán mắc glôcôm. Khi đó, trường hợp của tôi là glôcôm góc đóng bán cấp và được chỉ định điều trị bằng laser để góc mắt mở lại." Sau thời gian điều trị, tình trạng mắt của bệnh nhân được khôi phục và không tái khám thường xuyên. Gần đây, khi đưa người thân đi khám tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, bệnh nhân Nguyễn Khắc Long biết đến chương trình và đăng ký để kiểm tra tình trạng bệnh Glôcôm.

Nhiều bệnh nhân phát hiện mắc glôcôm tại chương trình khám tầm soát miễn phí của Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2- Ảnh 2.

Bệnh nhân Nguyễn Khắc Long đến thăm khám tại chương trình

Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân Long, ThS. BS Hoàng Thanh Nga chia sẻ khi đã có tuổi và có tiền sử, bệnh nhân không nên chủ quan và cần theo dõi định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tình trạng bệnh. Mặc dù kết quả tại buổi thăm khám cho thấy tình trạng của bệnh nhân hiện tại chưa có gì đáng lo ngại nhưng vẫn cần lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt như: tránh làm việc vào ban đêm, tránh một số động tác vận động làm tăng nhãn áp, có chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý,...

Phát hiện sớm để điều trị kịp thời

Trong khuôn khổ chương trình khám tầm soát miễn phí "Bảo vệ đôi mắt, thắp sáng cuộc đời", Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 đã thăm khám và chẩn đoán nhiều trường hợp khác mắc bệnh Glôcôm. Chương trình được tổ chức vào chiều thứ 3 hàng tuần tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 đến hết ngày 23/4/2024.

Là một trong những người đăng ký tham gia chương trình, bệnh nhân Nguyễn Thị Minh Hải (79 tuổi, Hà Nội) biết đến chương trình qua đọc báo và đã chủ động đi khám tại bệnh viện. Chia sẻ về chương trình, bệnh nhân cho biết chương trình rất có ý nghĩa đặc biệt, nhất là đối với người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Glôcôm nhưng chưa có điều kiện đi thăm khám.

Nhiều bệnh nhân phát hiện mắc glôcôm tại chương trình khám tầm soát miễn phí của Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2- Ảnh 3.

Chương trình khám tầm soát Glôcôm diễn ra vào chiều thứ 3 hàng tuần đến hết 23/4/2024

Đi khám tầm soát để phát hiện sớm bệnh lý Glôcôm chính là cách để tăng cơ hội điều trị bệnh lý này. Còn đối với các ca bệnh đã mắc Glôcôm, chương trình khám miễn phí đã tạo điều kiện để họ tái khám và theo dõi tình trạng bệnh lý. Khi bệnh Glôcôm càng nặng và có những diễn biến phức tạp, bệnh nhân phải thăm khám thường xuyên để giảm nguy cơ mù lòa.

Theo ThS. BS Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Khoa Khám bệnh tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khuyến cáo, bệnh nhân nên đi khám tầm soát bệnh lý Glôcôm, nhất là đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao. Bác sĩ cho biết: "Glôcôm là căn bệnh có tính chất di truyền. Do đó, khi thấy người thân trong gia đình mắc bệnh và có dấu hiệu thì cần đi khám tầm soát ngay."

Đăng ký chương trình tại đường link: https://glaucomaweek.mathanoi2.vn/greenup



PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn