Hà Nội

Nhiệt miệng - Dùng thuốc gì?

08-06-2013 11:07 | Phòng mạch online
google news

Tôi hay bị xuất hiện các vết loét có màng nhầy màu trắng phía trong miệng gây đau rát và ảnh hưởng đến ăn uống, nhất là về mùa hè. Nhiều người bảo do cơ địa tôi “nóng”, lại hay ăn “đồ nóng” nên mới bị nhiệt miệng như vậy. Tôi đã rất kiêng những đồ ăn đó nhưng thỉnh thoảng vẫn bị nhiệt miệng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy nên dùng thuốc gì ?

Tôi hay bị xuất hiện các vết loét có màng nhầy màu trắng phía trong miệng gây đau rát và ảnh hưởng đến ăn uống, nhất là về mùa hè. Nhiều người bảo do cơ địa tôi “nóng”, lại hay ăn “đồ nóng” nên mới bị nhiệt miệng như vậy. Tôi đã rất kiêng những đồ ăn đó nhưng thỉnh thoảng vẫn bị nhiệt miệng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy nên dùng thuốc gì ?

Trần Hùng (Thái Bình)

Nhiệt miệng là gọi theo dân gian, thực chất đó là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là loét áp-tơ (aphthous ulcer). Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh cũng có yếu tố gia đình và hay tái phát, nhất là khi vệ sinh răng miệng không tốt. Biểu hiện của bệnh là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt. Nếu không có biến chứng, vết loét tự lành sau 10 - 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

 

Nhiệt miệng - Dùng thuốc gì? 1

Có thể bôi thuốc trực tiếp lên tổn thương ở trong miệng.

 

Quan niệm dân gian cho rằng, nhiệt miệng là do “nóng” trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như mít, xoài… Do vậy, người dân có nhiều phương pháp chữa khác nhau như sử dụng các thực phẩm có tính “mát” như chè đậu đen, trà xanh, rau má, bột sắn dây... Tuy nhiên, khi bị nhiệt miệng liên tục cần đến khám bệnh để điều trị bằng thuốc kháng sinh, vitamin PP, vitamin B2, vitamin C... theo chỉ định của thầy thuốc. Kháng sinh biseptol (cotrimoxazol) có hoạt chất sunfamethoxazon và trimethoprim có tác dụng tốt cho điều trị bệnh nhiệt miệng. Trường hợp có vết loét to và tồn tại dai dẳng gần như thường xuyên ở trong má, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol. Nên dùng phối hợp thêm các thuốc hỗ trợ gan từ thảo dược như boganic, trà artiso... có tác dụng thanh lọc và làm mát gan mật.

Các vết loét trong niêm mạc miệng thường rất lâu lành là do chúng thường xuyên bị tiếp xúc trong nước bọt và dịch thức ăn. Một phương pháp mới được đưa ra để chữa trị chứng loét miệng này là dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét, phối hợp 4 loại thuốc: sunfamethoxazon, trimethoprim, serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn. Thuốc là dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước bọt và dịch huyết tương rỉ ra từ chỗ tổn thương tạo thành màng đủ sức chịu đựng được sự tấn công của nước bọt và dịch thức ăn. Cứ 6 giờ bôi thuốc một lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng, từ đó làm cho vết loét nhanh lành. Đồng thời, thuốc có tác dụng kháng viêm làm ngăn chặn hiện tượng tái phát.

Đề phòng tái phát cần dùng nước súc miệng có bán tại các nhà thuốc để súc miệng theo quy định. Sử dụng kem đánh răng có bổ sung natri sulfat dodecyl để đánh răng trước khi đi ngủ, sau ăn và mỗi sáng. Ăn uống đầy đủ chất, chú ý bổ sung thực phẩm giàu kẽm.

ThS. Lê Quốc Thịnh

 


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn