Nguyễn Ái Quốc với sứ mệnh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

02-02-2011 13:23 | Thời sự
google news

Mở đầu thập niên thứ hai thế kỷ 21 đồng thời đón xuân Tân Mão, Tết cổ truyền của dân tộc, một sự kiện chính trị trọng đại của đất nước đã diễn ra từ ngày 12-19/1/2011 – Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tại Thủ đô 1000 năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội.

Mở đầu thập niên thứ hai thế kỷ 21 đồng thời đón xuân Tân Mão, Tết cổ truyền của dân tộc, một sự kiện chính trị trọng đại của đất nước đã diễn ra từ ngày 12-19/1/2011 – Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tại Thủ đô 1000 năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội.

Nhân sự kiện đặc biệt này, chúng ta càng nhớ Bác - Người đảng viên kiên trung sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với tầm ảnh hưởng của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở hải ngoại từ Á sang Âu, Mỹ và nhất là sau khi được Quốc tế Cộng sản cử sang hoạt động ở Trung Quốc từ cuối năm 1924, các tổ chức Đảng cách mạng Việt Nam ở trong nước đã lần lượt bí mật ra đời và hoạt động với xu thế tất yếu đòi hỏi của cách mạng dân tộc dân chủ lúc bấy giờ. Tuy nhiên có 3 Đảng với tên gọi khác nhau và hoạt động độc lập, phân tán, do đó ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản đã có thư yêu cầu cần phải có một tổ chức Đảng thống nhất của những người cộng sản chân chính ở trong nước để lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo đường lối, chủ trương thống nhất.

Để thực hiện yêu cầu này, Nguyễn Ái Quốc với tư cách đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản - là người được ủy quyền quyết định những vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương. Vào đầu năm 1930, Người đã đến Hồng Kông (Trung Quốc) để triệu tập đại biểu các Đảng Cộng sản trong nước họp bàn thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất. Hội nghị lịch sử này đã bí mật họp tại Cửu Long (Hồng Kông) từ ngày 3 - 7/2/1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự hội nghị có đại biểu tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng là đồng chí Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là đồng chí Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. Còn đối với Đông Dương Cộng sản Đảng, Liên đoàn ở Nam Bộ và Trung Bộ chưa kịp cử đại biểu đến dự. Với đa số đại biểu dự họp, Nguyễn Ái Quốc và toàn thể Hội nghị quyết định thành lập một Đảng thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời thông qua các văn kiện Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ và Chương trình vắn tắt của Đảng, Điều lệ của các tổ chức toàn thể cách mạng công hội, nông hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Phản đế, Hội Cứu tế đỏ do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Để tuyên truyền cách mạng, Hội nghị quyết định xuất bản bí mật tờ Tạp chí đỏ và báo Tranh đấu làm cơ quan ngôn luận của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 năm 1960.
Ảnh: TL

Sau Hội nghị này, Nguyễn Ái Quốc đã báo cáo lên Quốc tế Cộng sản kết quả thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất, còn đối với Đông Dương Cộng sản liên đoàn tuy chưa kịp cử đại biểu dự họp, nhưng tổ chức này cũng hợp nhất với Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24/2/1930.

Đến tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hồng Kông đã thông qua Luận cương của Đảng do Nguyễn Ái Quốc đại diện Quốc tế Cộng sản chỉ đạo và bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư Ban thường vụ TW của Đảng để lãnh đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng, xác định chiến lược hoạt động tiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Cương lĩnh đã xác định rõ sự lựa chọn con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam. Đây là cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo và là một cuộc cách mạng không ngừng. Trong đó, luận điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đứng ra thành lập một Đảng thống nhất và đề ra Cương lĩnh cách mạng đầu tiên là bước ngoặt vĩ đại của Cách mạng Việt Nam để đưa cách mạng trong nước chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, giành độc lập và thống nhất xây dựng đất nước giàu mạnh.      

 

  Bùi Đình Nguyên


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn