Hà Nội

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khi bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn

23-06-2023 16:55 | Xã hội

SKĐS - Chỉ cần thấy lực lượng CSGT, nhiều người "yếu bóng vía" đã ngay lập tức quay xe bỏ chạy hoặc thậm chí thông chốt gây mất ATGT và nguy hiểm cho các phương tiện khác.

Video người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT:

Khi được yêu cầu thổi nồng độ cồn, những người vi phạm có thể viện ra hàng trăm lí do để trốn tránh trách nhiệm và luôn nài nỉ lực lượng chức năng "tạo điều kiện".


Chiều ngày 23/6, tổ công tác thuộc Đội CSGT Đường bộ số 7 (Phòng CSGT - Công an thành phố Hà Nội) thực hiện kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực Cầu Trắng (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống tại khu vực tổ công tác thực hiện nhiệm vụ, các chiến sĩ CSGT đã phải làm việc dưới thời tiết thất thường của Hà Nội, khi nắng khi mưa. Mặc dù vậy, nhiều tài xế có dấu hiệu điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu bia vẫn liên tục được lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe để tiến hành kiểm tra, ngăn chặn và xử lí vi phạm kịp thời.

Đáng chú ý, trong buổi làm việc chiều ngày 23/6, ghi nhận nhiều trường hợp khi được các chiến sĩ CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra đã tăng ga bỏ chạy, thậm chí lạng lách, đánh võng qua nhiều phương tiện đang lưu thông trên đường để có thể "thông chốt". Bên cạnh đó cũng có không ít người tỏ ra sợ sệt khi được yêu cầu thổi vào máy đo nồng độ cồn, nhiều người biết chắc bản thân không uống nhưng vẫn ngại ngùng, e dè khi được yêu cầu chấp hành.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 2.

Có người dù không uống cũng rất ngại thổi, có người thổi đi thổi lại mất 6, 7 lần chỉ vì lo sợ trong người vẫn còn hơi men từ bữa rượu tối qua.

Theo đó, tại Khoản 2, Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Việc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo Điểm g Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT. Bên cạnh đó sẽ bị tước bằng lái xe 1 tháng đến 3 tháng, nếu gây tai nạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Một số hình ảnh trong buổi kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng CSGT trong chiều 23/6:

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 3.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 4.

Dưới thời tiết thất thường của Hà Nội trong chiều 23/6, tổ công tác thuộc Đội CSGT Đường bộ số 7 vẫn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực Cầu Trắng, Hà Đông.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 5.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 6.

Chỉ trong khoảng 2 tiếng thực hiện nhiệm vụ, 5 trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu bia bị tổ công tác lập biên bản xử lý.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 7.

Những trường hợp kiểm tra không vi phạm nồng độ cồn sẽ được mời tiếp tục lưu thông.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 8.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 9.

Nhiều người vẫn viện vào lý do "chỉ nhấp môi" hoặc "mới uống 1, 2 chén" để mong lực lượng CSGT bỏ qua lỗi vi phạm.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 10.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 11.

Kết quả đo sẽ được công khai và in ngay tại nơi chốt kiểm tra.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 12.

Sau khi lập xong biên bản, người vi phạm sẽ lấy hết đồ đạc cá nhân trong xe để lực lượng chức năng niêm phong phương tiện.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 13.

Các phương tiện vi phạm đều được cho lên xe thùng để đưa về trụ sở tạm giữ.

Người vi phạm liều lĩnh, tăng ga bỏ chạy khỏi lực lượng CSGT - Ảnh 14.

Nhiều người không mang giấy tờ xe, lực lượng CSGT đành phải kiểm tra số khung, số máy để xác minh.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô, tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.

Theo đó, tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyện dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau.

Đối với người điều khiển xe máy, mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Trong khi đó đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm nồng độ cồn từ chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở đến mức vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 80.000 - 600.000 đồng.

Xem thêm video được quan tâm:

Dự Báo Thời Tiết 24/6: Miền Bắc Mưa Dông Diện Rộng, Hà Nội Bớt Oi Nóng.

Thành Long
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn