Người bệnh kiêng ăn mặn không nên dùng thuốc sủi

21-01-2016 13:34 | Dược
google news

SKĐS- Viên thuốc sủi là loại thuốc được bào chế đặc biệt để khi cho vào nước sẽ xảy ra một phản ứng hóa học tạo sinh nhiều bọt khí.

Trong viên sủi ngoài thành phần chính là thuốc, nó còn được cho thêm nhiều chất khác không có tác dụng điều trị (tá dược), mà chỉ để cho viên thuốc hấp dẫn như: tạo mùi thơm hoa quả, có loại thuốc còn cho thêm đường để tạo vị ngọt. Với tác dụng này, viên thuốc đã tạo được sức hấp dẫn gây hiệu ứng tâm lý tốt với người dùng thuốc, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, thuốc sủi là thuốc cần phải được dùng đúng bệnh, đúng liều lượng, tốt nhất là được thầy thuốc kê đơn.

Người bệnh kiêng ăn mặn không nên dùng thuốc sủi 1

Khi dùng các viên thuốc sủi cần lưu ý một số điều sau :

 

Trong viên sủi bao giờ cũng có một hóa chất để tạo ra nhiều bọt (sủi tăm) đó là natri hydrocarbonat (NaHCO3). Chất này có bản tính kiềm nên khi gặp chất thuốc có tính acid (chẳng hạn vitamin C trong viên upsa-C, myvita…) trong môi trường nước sẽ xảy ra phản ứng để tạo ra nhiều natri và khí CO2 – là các bọt khí sủi lên. Bởi có natri, người bệnh suy thận hoặc người bệnh kiêng ăn mặn không được dùng.

Với viên sủi upsa C calcium, thì ngoài lượng natri được hình thành sau phản ứng sủi bọt còn có canxi. Bởi vậy, không những không dùng cho người bệnh kiêng ăn mặn mà còn không được dùng cho người bệnh sỏi thận (sỏi canxi).

Viên thuốc sủi nếu để lâu ngoài không khí sẽ hút ẩm, mất tác dụng tạo sủi. Do đó, khi lấy thuốc ra, số thuốc còn lại phải được bảo quản thật kín. Khi dùng cần thả cả viên thuốc vào cốc nước lọc (hoặc nước đun sôi để nguội) đợi cho viên thuốc sủi bọt hòa tan hoàn toàn mới dùng. Không nên sử dụng viên sủi sau khi vừa uống các loại nước giải khát có ga.

Viên sủi tương đối hấp dẫn trẻ em, vì thế cần để thuốc xa tầm tay với của trẻ để phòng trường hợp trẻ tự lấy dùng nhiều gây ngộ độc.

BS. Vũ Hướng Văn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn