“Ngọn núi lửa phủ tuyết” đã tắt

06-10-2013 21:05 | Quốc tế
google news

Báo chí nước ngoài ví tướng Giáp như "Ngọn núi lửa phủ tuyết" - một người toàn tài cả trong thời chiến lẫn thời bình, sự ra đi của ông đã được các hãng truyền thông lớn trên thế giới như AP, BBC, AFP... đồng loạt đăng tải với những ngôn từ tốt đẹp nhất.

Báo chí nước ngoài ví tướng Giáp như "Ngọn núi lửa phủ tuyết" - một người toàn tài cả trong thời chiến lẫn thời bình, sự ra đi của ông đã được các hãng truyền thông lớn trên thế giới như AP, BBC, AFP... đồng loạt đăng tải với những ngôn từ tốt đẹp nhất. Đặc biệt, Washington Post - một tờ báo uy tín và lâu đời của Mỹ đã có bài 3.000 từ ca ngợi sự nghiệp nhà binh vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. SK&ĐS xin được trích dịch bài báo trên.

"Đế quốc Mỹ muốn đánh nhanh thắng nhanh. Một trận chiến kéo dài là thất bại lớn của họ. Lý tưởng của họ còn ngắn hơn cỏ... Chiến tranh vì tự do dân tộc cần thời gian - thời gian dài. Người Mỹ không hiểu rằng chiến sĩ của chúng tôi ở khắp nơi, rất khó có thể đánh úp được chúng tôi".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trận chiến Điện Biên Phủ đánh dấu kết thúc cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất. Quân đội của ông đã bao vây đơn vị đồn trú của Pháp tại lòng chảo Điện Biên Phủ vùng Tây Bắc đất nước hơn 50 ngày và buộc chúng phải đầu hàng. Ông chưa từng được đào tạo ở bất cứ trường quân sự nào. Đối với các nhà sử học thế giới thì ông là một trong những người sử dụng chiến thuật du kích tài tình nhất thế kỷ 20.

Tháng 12/1944, tại một khu rừng phía Bắc Việt Nam, ông đã tập hợp 34 người và thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ban đầu, tổ chức chỉ được trang bị 2 khẩu súng ngắn, 1 khẩu súng máy hạng nhẹ, 17 súng trường và 14 súng kíp từ thời chiến tranh Nga - Nhật năm 1904 - 1905, Cecil B. Currey, người viết tiểu sử Tướng Giáp cho hay. Nhưng 34 con người này đã cùng nhau tuyên thệ chiến đấu tới chết vì một Việt Nam độc lập, không có sự áp bức thống trị của giặc ngoại xâm, thề không hợp tác với quân xâm lược. Tới tháng 8/1945, khi sự đầu hàng của Nhật chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ 2, tổ chức đã kết nạp được 5.000 người.

“Ngọn núi lửa phủ tuyết” đã tắt 1
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có cuộc gặp lịch sử với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara - đối thủ một thời của ông trên chiến trường.

Gần 3 thập kỷ, Tướng Giáp đã lãnh đạo quân của mình chống lại các kẻ thù được trang bị tốt hơn nhiều. Năm 1954, ông đã đặt dấu chấm hết cho sự thống trị hơn 70 năm của Pháp tại Đông Dương sau trận chiến Điện Biên Phủ kéo dài 55 ngày. Đối với hàng triệu người Việt, đó không chỉ đơn thuần là một chiến thắng quân sự, đó còn là chiến thắng về đạo đức và tâm lý trước sự áp bức thuộc địa thù địch và vinh danh Tướng Giáp danh hiệu Anh hùng dân tộc.

Trong suốt sự nghiệp quân sự của mình, Tướng Giáp đã lãnh đạo hàng triệu người thuộc các tổ chức quân sự khác nhau trên toàn Việt Nam. Ông đi tới tận các vùng sâu, vùng xa để chiêu binh. Ông vận dụng toàn bộ các phương pháp quân sự: đánh du kích, hoạt động tình báo, chiến đấu ngoài sa trường... "Phụ nữ thì vận chuyển quân trang đạn dược rồi che giấu quân du kích, trẻ em thì truyền thông tin về việc quân binh di chuyển qua làng của họ. Toàn dân là chiến sĩ. Các làng bản là những pháo đài và toàn bộ đất nước chúng tôi là bãi chiến trường khổng lồ, nơi kẻ thù bị tấn công và thất bại" - đó là lời của Tướng Giáp.

Đối mặt với sự áp đảo của dàn bom và pháo của Mỹ, ông vận dụng chiến thuật giống các võ sĩ quyền anh tóm đai đối thủ và áp sát để kẻ địch không tấn công được. Trong cuộc chiến giáp lá cà thì bom và pháo của Mỹ không phát huy được hết sức mạnh, còn quân đội của Tướng Giáp hoạt động theo từng nhóm nhỏ và chiến đấu hiệu quả hơn.

Cuối cùng, Tướng Giáp đã thắng kẻ địch. Pháp chán phải chiến đấu với ông và Mỹ cũng vậy sau cái chết của 58.000 lính Mỹ trong một cuộc chiến đối với Mỹ - đây là một sự bế tắc.

Là một chuyên gia hậu cần quân sự và quản trị, Tướng Giáp cũng đã chỉ huy xây dựng, bảo trì và đưa vào hoạt động đường mòn Hồ Chí Minh - nơi người và vũ khí được vận chuyển từ Bắc vào Nam. Dưới sự chỉ huy của ông, một quân đoàn gồm 100.000 người dân lao động Việt Nam và Lào vác những bao tải hơn 30kg băng qua đầm lầy, rừng rậm, vượt núi vượt đèo để vận chuyển lương thực và vũ khí cho cuộc kháng chiến. Từ con đường mòn quanh núi, họ đã xây dựng một hệ thống đường được ngụy trang gần 20.000km, phần nhiều nằm ở lãnh thổ trung lập thuộc Lào. Một số phần là đường hai làn xe tăng và xe tải hạng nặng có thể chạy qua. Phần khác chủ yếu là đường đất. Có nhiều hầm trú ẩn, trạm nghỉ và cầu. Tất cả đều cần được sửa chữa và bảo trì liên tục.

Trong 3 thập kỷ kháng chiến, cả triệu quân thù đã thiệt mạng dưới tay ông, điều mà có thể khiến một tướng Mỹ mất quyền chỉ huy. Người ta ví Tướng Giáp là "Núi lửa dưới băng tuyết". Ngoài mặt thì ông có vẻ bình thản nhưng bên trong ông luôn sôi sục và luôn sẵn sàng để bùng nổ.
Nguyễn Linh  (Theo Washington Post)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn