Hà Nội

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'

19-02-2024 19:24 | Xã hội

SKĐS - Mặc dù chưa đến ngày "mở kho" nhưng rất đông người dân và du khách thập phương đã đổ về đền Bà Chúa Kho để 'vay vốn' vào ngày vía Thần Tài.

Ngày vía Thần tài, người dân đổ về đền Bà Chúa kho 'vay vốn làm ăn'.

Đền thờ Cô Mễ (đền Bà Chúa Kho) được khởi dựng từ thời Lý, ở núi Kho, khu Cô Mễ, phường Ninh Vũ, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Theo tư liệu ở bản đền, di tích thờ Bà Chúa Kho – người được truyền tụng, tôn thờ trong dân gian có xuất thân vào thời nhà Lý, ở làng Quả Cảm, phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 1.

Với quan niệm "đầu năm đến vay Bà, cuối năm trả nợ" sẽ giúp việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi nên cứ đến ngày 12 tháng Giêng người dân, du khách thập phương lại ùn ùn kéo đến đền Bà Chúa Kho để dâng hương, hành lễ.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 2.

Ghi nhận của phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống, trưa ngày 19/2 (ngày vía Thần Tài) rất đôngngười dân và du khách thập phương đổ về đây để tham quan vãn cảnh và đi lễ.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 3.

Bà Chúa Kho là người nổi tiếng thông minh, nhân hậu, xinh đẹp, lại khéo tổ chức sản xuất giúp người dân khai khẩn ruộng hoang, chiêu dân dựng làng, lập xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Đồng…

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 4.

Trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược năm 1077, bà có công lớn giúp triều đình nhà Lý trông nom kho lương quốc gia tại núi Kho, khu Cô Mễ.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 5.

Để ghi nhớ công ơn của Bà, người dân đã lập đền thờ bà tại kho lương thực trước đây và được Triều đại phong kiến nhà Lê sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (đền thiêng thờ Bà Chúa Kho), Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 6.

Hàng năm, vào những ngày đàu xuân, mọi người tới đây đều chuẩn bị mâm lễ tươm tất, thành tâm dâng lên với ước muốn xin được lộc đầu năm.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 7.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 8.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 9.

Đa phần người dân đến Bà Chúa Kho chủ yếu là người buôn bán, kinh doanh.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 10.

Người dân thành tâm dâng lễ tại đền Bà Chúa Kho.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 11.

Đền Bà Chúa Kho là một trong những di tích cổ kính gắn liền với hàng nghìn năm lịch sử của vùng đất Kinh Bắc. Từ lâu ngôi đền này đã đi vào tâm linh tín ngưỡng dân gian linh thiêng "sở cầu đắc cầu, sở nguyện đắc nguyện".

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 12.

Theo một số du khách đến hành hương cho hay, đầu năm đến đền Bà Chúa Kho làm lễ "vay tiền", cuối năm quay lại "trả nợ" sẽ giúp việc kinh doanh, buôn bán được thuận lợi hơn.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 13.

Theo ông Nguyễn Văn Phương - Trưởng Ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho, Ban tổ chức lễ hội đã sớm xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ từng ban, ngành, triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý lễ hội. Ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho đã lắp 47 camera theo dõi an ninh, trật tự, qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý tình trạng mất an ninh trật tự, ảnh hưởng hoạt động lễ đền của người dân.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 14.

Sau khi dâng lễ, nhiều người chọn mua những gói muối để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Món hàng này mang nhiều ý nghĩa tâm linh.

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 15.

Du khách phấn khởi nhận những cành lộc đầu năm tại đền Bà Chúa Kho

Ngày vía Thần Tài, người dân đổ về đền Bà Chúa Kho 'vay tiền'- Ảnh 16.

Ngày nay, đền thờ được mở rộng quy mô, có kiến trúc khang trang, bề thế và hằng năm được nhân dân địa phương long trọng tổ chức lễ hội vào ngày 12 tháng Giêng, với nghi thức trang nghiêm, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu và cầu ước cho mọi người một năm mới an lạc, thịnh vượng và hạnh phúc.

Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn