Ngày Môi trường thế giới 2024: Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa

04-06-2024 12:56 | Xã hội
google news

SKĐS - Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa" nhằm kêu gọi các quốc gia cùng chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ mở màn phiên trả lời chất vấn trước Quốc hộiSáng nay, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ mở màn phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội

SKĐS - Từ 8h sáng nay (4/6), các ĐBQH sẽ tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ TNMT Đặng Quốc Khánh liên quan đến các vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm

Hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường  vừa có văn bản đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị căn cứ vào tình hình thực tế, mỗi địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và sinh thái của từng vùng; tập trung rà soát, phân loại, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá khu vực đất bị ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm đảm bảo các khu vực này phải được khoanh vùng; xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm theo quy định; có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn.

Ngày Môi trường thế giới 2024: Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa- Ảnh 2.

Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá".

Các địa phương tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và tạo điều kiện cho người dân tham gia tiếp cận với các thông tin và kỹ thuật phòng tránh khô hạn và hoang mạc; tăng cường bổ sung kinh phí, nhân lực, các phương tiện dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn của Trung ương và địa phương trong việc chống sa mạc hóa và hạn hán...

Việt Nam được đánh giá là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi hạn hán, thoái hóa đất và cồn cát di động theo mùa gió. Theo thống kê năm 2021 của Bộ TN&MT, Việt Nam có gần 11.838 nghìn ha chiếm 35.74% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước đang chịu tác động của thoái hóa, hoang hóa dẫn tới sa mạc hóa. Đặc biệt là tại khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là 3 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện nay, thực trạng suy thoái đất, hoang hóa, sa mạc hóa tại Việt Nam đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và phổ biến.

Việt Nam xác định nông nghiệp là "trụ đỡ" của nền kinh tế, theo đó chất lượng đất ảnh hưởng rất lớn đối với sản lượng ngành. Vì vậy, việc phục hồi, nâng cao chất lượng đất luôn là mục tiêu mà Đảng, nhà nước và người dân quan tâm. Việc làm này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, ổn định trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an ninh lương thực.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường cho biết, với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá", Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024 có ý nghĩa hết sức quan trọng hướng tới kêu gọi cộng đồng người dân chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực quốc gia.

Nhiều hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới tại Việt Nam

Hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2964/BTNMT-TTTT ngày 9/5/2024 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường năm 2024. 

Bộ TN&MT đề nghị các địa phương tăng cường triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá đặc biệt là những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng hạn hán, sa mạc hoá. Đồng thời, phát hiện, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân và cộng đồng, doanh nghiệp có thành tích, sáng kiến tiêu biểu trong hoạt động bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên của đất nước.

Đặc biệt, Bộ TN&MT đã phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng Hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới năm 2024 tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường của Đảng, Nhà nước, các thông điệp của Liên hợp quốc đến các cấp các ngành, cộng đồng, tạo tính lan tỏa trên diện rộng góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên, môi trường, tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia các hoạt động thể hiện trách nhiệm và đóng góp chung và nỗ lực quốc gia về bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể.

Lễ kỉ niệm sẽ có các hoạt động cộng đồng như mít tinh, phong trào ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải. Phát động Chiến dịch chung tay bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các hành động thiết thực, hiệu quả. Treo băng rôn, pano, áp phích (khuyến khích sử dụng từ các vật liệu có tính thân thiện môi trường) tại các cơ quan, đơn vị, địa điểm công cộng phù hợp để đẩy mạnh tuyên truyền chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024 đạt tính lan tỏa cao.

Sắp ban hành 8 quy chuẩn về môi trườngSắp ban hành 8 quy chuẩn về môi trường

SKĐS - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối đối với khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành; Về tiếng ồn; độ rung; Về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt; Về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; khí thải công nghiệp... sắp được ban hành

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tháng 6 có khả năng xuất hiện 1 - 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới.


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn