Tuy nhiên, theo Tiến sĩ - Bác sĩ (TS.BS) Nguyễn Hiếu Tùng - Giám đốc Nha khoa I-DENT, việc sử dụng hàm giả tháo lắp trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều mối nguy hiểm cho người bệnh như:
Dùng hàm giả gây tiêu xương hàm nghiêm trọng
Hàm tháo lắp chỉ có phần nền hàm và răng giả được gắn lên trên, hoàn toàn không có chân răng thay thế cho những răng thật đã mất. Nên không thể tạo ra lực để tác động và kích thích vào bên trong xương hàm. Làm cho mật độ xương không được duy trì, xương hàm dần tiêu đi, khuôn mặt không còn cân đối và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khớp cắn.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các răng bên cạnh xô lệch, lung lay và dẫn đến mất nhiều răng hơn nữa.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt
Hàm giả tháo lắp không có tính thẩm mỹ cao bởi nền hàm có màu hồng nhạt, nhìn không được tự nhiên và rất dễ phát hiện đây là răng giả. Hàm cũng chỉ được gắn tạm thời lên nướu, làm lộ ra kẽ hở với nướu.
Đồng thời, hệ lụy tiêu xương hàm do sử dụng hàm tháo lắp sẽ gây mất cân đối khuôn mặt. Khiến hai má bị hóp vào, vùng da mặt dễ chảy xệ và nhăn ở hai khóe miệng. Chính những vấn đề này khiến bạn trông già hơn tuổi thật rất nhiều.
Hàm giả gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ gương mặt (ảnh minh họa)
Hàm giả lỏng lẻo gây ăn nhai khó khăn, không ngon miệng
Như TS.BS Nguyễn Hiếu Tùng giải thích, hàm giả tháo lắp chỉ được đẩy ôm sát vào nướu, không cố định chắc chắn trên cung hàm. Do đó, hàm lỏng lẻo, dễ rơi ra ngoài khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Mặt khác, hàm giả tháo lắp chỉ phục hình được 40-50% khả năng ăn nhai. Lực nhai giảm sút gây khó khăn trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Nếu kéo dài sẽ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như: Hấp thụ chất dinh dưỡng kém, đau dạ dày, viêm đại tràng…
Người dùng hàm giả thường có xu hướng chọn những món mềm, dễ nuốt, tránh những món quá cứng hoặc quá dai. Lâu dần sẽ mất đi cảm giác ngon miệng.
Hàm giả lỏng lẻo gây ăn nhai khó khăn, không ngon miệng (ảnh minh họa)
Sử dụng hàm giả gây tổn thương răng miệng
Các móc kim loại ở hàm giả bán phần gắn vào răng thật dễ gây co kéo, di răng và ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của răng thật. Đồng thời gây rách môi và các mô mềm trong khoang miệng trong quá trình sử dụng hàm giả.
Đối với hàm nhựa toàn phần, do sự cồng kềnh của nền nhựa nên khó khít sát với phần nướu, khi ăn uống dễ bị cộm cấn, thậm chí là chệch ra khỏi nướu, gây đau và rách nướu.
Hàm giả tháo lắp gây hôi miệng và các bệnh lý nguy hiểm khác
Phần nền hàm làm răng giả tháo lắp được làm từ nhựa tổng hợp. Vật liệu nhựa này sau một thời gian sử dụng, chịu tác động của dung dịch khoang miệng, sẽ biến chất và tạo mùi hôi.
Thêm nữa là hàm giả chỉ được gắn tạm thời vào nướu, không sát khít và tạo ra những kẽ hở. Khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để thức ăn thừa tích tụ, vi khuẩn phát triển gây nên những bệnh lý nguy hiểm như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu...
Ngoài ra, tuổi thọ sử dụng của phương pháp làm răng giả này chỉ khoảng 3 đến 5 năm là phải thay mới.
Lời khuyên từ TS.BS Nguyễn Hiếu Tùng
Với hơn 10 năm tu nghiệp ở Pháp về kỹ thuật phục hình răng mất, TS.BS Nguyễn Hiếu Tùng đưa ra lời khuyên: “Người bệnh mất răng nếu đủ điều kiện về sức khỏe thì nên chọn phương pháp cấy ghép Implant thay thế cho hàm tháo lắp. Để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả sử dụng lâu dài.”
Phương án này sẽ sử dụng trụ Implant để cấy cố định vào xương hàm, thay thế chân răng đã mất và ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương. Khả năng ăn nhai được phục hồi đến 98%, giúp người bệnh ăn uống thoải mái hơn hàm tháo lắp rất nhiều. Đồng thời tuổi thọ răng Implant có thể đến trọn đời, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh.
Theo bác sĩ Tùng, sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe cả cơ thể. Vì vậy, những người bệnh mất răng hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn phương án trồng răng tối ưu nhất, nhằm tránh những biến chứng không đáng có.