Kính áp tròng cứng thấm khí ban ngày – "Cứu cánh" cho mắt có tật khúc xạ nặng

03-06-2022 09:00 | Y học 360
google news

"Người ta nói là em bị cận loạn cao, nhược thị nên không thể cải thiện được thị lực, chỉ chấp nhận lờ mờ thế thôi … giờ đây đến với HITEC (51-53-55 Trần Nhân Tông) mắt em đã nhìn nét như tivi màn hình phẳng "!

Kính áp tròng cứng thấm khí ban ngày – "Cứu cánh" cho mắt có tật khúc xạ nặng - Ảnh 1.

Thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt HITEC

Nhờ bác sỹ Hitec khám - tư vấn - điều trị, mắt em đã nhìn "nét như Sony"

Đó là câu chuyện của T.M.T. 18 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội. T. được chẩn đoán 2 mắt: cận loạn thị, thoái hóa hắc võng mạc, mắt phải nhược thị nặng.

Cụ thể, tại Bệnh viện Mắt HITEC khi khám và thử kính, mắt phải của T. với kính cận 17 độ và loạn 5 độ chỉ đạt thị lực đếm ngón tay cách mắt 1m (T. không đọc được hàng chữ to nhất trên bảng thị lực); mắt trái: với kính cận 13 độ và loạn 4,00 độ, thị lực đạt 20/50 (tương đương 4/10). Thực tế, mắt trái của T. đang được đeo kính áp tròng mềm ban ngày không chỉnh độ loạn, và thị lực chỉ đạt 20/70 (dưới 3/10).

Sau khi thăm khám, T. được một chuyên viên khúc xạ nhãn khoa của bệnh viện Hitec tư vấn cho em thử với kính áp tròng cứng thấm khí ban ngày. Thật diệu kỳ, sau khi thử, mắt trái của T. đã đạt được thị lực tối đa 10/10, còn mắt phải do nhược thị nặng và vì T. đã trên 18 tuổi nên không còn cơ hội cải thiện được thị lực nữa. Lúc đầu, T. hơi khó chịu vì kính áp tròng cứng gây cộm nhưng chỉ sau 1 tuần sử dụng T. đã hoàn toàn quen, thích nghi với kính. T. vui lắm, em không thể tin nổi sau bao tháng ngày nhìn mọi vật mờ ảo qua cặp kính gọng dầy cộp rồi đến kính áp tròng mềm cũng không khá hơn là mấy, giờ thì em đã thấy mọi vật xung quanh trở nên sáng rõ với chiếc kính mới thần kỳ này!

T. thầm nghĩ, "vậy mà người ta nói là em bị cận loạn cao, nhược thị nên không thể cải thiện được thị lực, chỉ chấp nhận lờ mờ thế thôi … giờ đây đến với Bệnh viện HITEC (51-53-55 Trần Nhân Tông) mắt em đã nhìn nét như Sony!". Hai mẹ con T. nhìn nhau, đôi mắt họ thoáng nhòe đi trong ánh cười rạng rỡ …

"Thời điểm vàng" để điều trị nhược thị cho trẻ là trước 8 tuổi

Kính áp tròng cứng thấm khí ban ngày – "Cứu cánh" cho mắt có tật khúc xạ nặng - Ảnh 2.

Tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân đeo kính áp tròng 

Theo các chuyên gia nhãn khoa, nhược thị là tình trạng thị lực kém ở một bên hay hai bên mắt, chỉ đạt dưới 7/10 và không thể đạt được 10/10 sau khi đã chỉnh kính tối đa. Nhược thị thường xuất hiện trước 2 tuổi, tuy nhiên, bất kỳ trẻ nào dưới 8 tuổi cũng có thể bị nhược thị nếu không được phát hiện sàng lọc, xử lý các nguy cơ gặp phải, và "thời điểm vàng" để điều trị nhược thị cho trẻ là trước 8 tuổi. Nếu nhược thị được bắt đầu điều trị trước 5-8 tuổi, thị lực có thể phục hồi hoàn toàn. Nhưng nếu bắt đầu điều trị muộn, khi trẻ lớn hơn, thị lực có thể chỉ cải thiện được một phần và rất khó có thể như bình thường được.

Nhược thị thường không có triệu chứng, rất nhiều trẻ chỉ được phát hiện ra trong những lần khám sàng lọc thị lực thường quy tại trường hoặc vô tình che đi một mắt.

Nhược thị một mắt cần được phát hiện và điều trị sớm nhưng thường hay bị "bỏ quên" bởi trẻ biểu hiện bên ngoài vẫn "có vẻ bình thường", phụ huynh thấy con "vẫn nhìn tốt" nhưng chỉ nhìn bằng 1 mắt.

Nguy hiểm và hay gặp nhất là tình trạng nhược thị ở một mắt do chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt quá lớn (từ 3 độ trở lên). Khi đó, chỉ có mắt tốt/ mắt cận nhẹ hơn vẫn làm việc, mắt còn lại/mắt bị cận nặng hơn bị "lười" dần (nhược thị) dẫn đến mất thị lực thậm chí không thể phục hồi.

Trên lâm sàng, dựa vào thị lực người ta chia nhược thị làm 3 mức độ: Nhược thị nhẹ khi thị lực từ 5/10 đến 7/10; Nhược thị trung bình khi thị lực từ 1/10 đến 4/10. Nhược thị nặng (nhược thị sâu) khi thị lực dưới 1/10.

Trường hợp của T., mắt phải sau khi đã chỉnh kính tối ưu nhưng thị lực chỉ đạt rất thấp, còn mắt trái nhìn với kính cũ và các lần thử kính trước đây, T. chỉ đạt thị lực 3-4/10 nhưng khi được thử với kính áp tròng cứng thấm khí thì đã đạt tới 10/10. "Nguyên nhân nhược thị trong trường hợp này là do chênh lệch khúc xạ 2 mắt quá lớn (tới 4 độ), mắt phải là mắt bị cận nặng hơn nên đã bị nhược thị và nay T. đã 18 tuổi thì không còn khả năng phục hồi" - chuyên gia nhãn khoa nói.

Thông tin cần biết về kính áp tròng cứng thấm khí ban ngày

Kính áp tròng cứng thấm khí ban ngày – "Cứu cánh" cho mắt có tật khúc xạ nặng - Ảnh 3.

Phòng khám và quản lý tật khúc xạ - Bệnh viện Mắt HITEC

Theo chuyên gia nhãn khoa của Bệnh viện Mắt HITEC, kính áp tròng cứng thấm khí là sản phẩm kính áp tròng được làm từ vật liệu cứng hơn các loại kính mềm thông thường, được sử dụng với mục đích điều chỉnh một số loại tật khúc xạ đặc biệt.

Mặc dù, kính áp tròng cứng không được sử dụng rộng rãi như kính áp tròng mềm nhưng lại là lựa chọn lý tưởng cho tật khúc xạ bệnh lý và một số bệnh lý đặc thù ở mắt: Cận loạn thị cao, Loạn thị không đều, Giác mạc chóp … Kính áp tròng cứng thấm khí có độ thấm khí cao, đeo vào ban ngày. Kính không có tác dụng chữa bệnh nhưng nó giúp người bệnh cải thiện hiệu quả thị lực đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc khi kính gọng và kính áp tròng mềm thông thường không thể đáp ứng được.

Tuy nhiên việc chẩn đoán xác định và lựa chọn kính như thế nào, bệnh nhân cần được khám chuyên sâu tại các cơ sở y tế chuyên khoa Mắt bởi các chuyên gia khúc xạ có kinh nghiệm.

 "Trường hợp của bệnh nhân T. là một trong những chỉ định phù hợp, hiệu quả để dùng kính áp tròng cứng thấm khí ban ngày khi mắt cận loạn quá cao, không thể dùng được kính gọng và các loại kính áp tròng mềm khác không đem lại thị lực tối ưu" -  chuyên gia chia sẻ.

Từ ngày 18/5/2022, Bệnh viện Mắt HITEC: Số 51-53-55 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, khai trương phòng khám và quản lý tật khúc xạ.

Đến phòng khám khúc xạ HITEC, bệnh nhân được tiếp cận với quy trình khám khúc xạ chuyên sâu với các phương tiện kỹ thuật hiện đại giúp chỉnh kính tối ưu đồng thời được tư vấn xây dựng chiến lược quản lý tật khúc xạ phù hợp, hiệu quả nhằm hạn chế cận thị tiến triển cũng như giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do cận thị nặng gây ra.



Phạm Hoàng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn