SKĐS - Những ngày tháng 5, trên khắp mảnh đất Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) không khó để bắt gặp hình ảnh hoa sen đắm mình trong bùn lầy nhưng vẫn tỏa ra một vẻ đẹp thuần khiết.

Làng Sen quê Bác, từ xa xưa sen đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Sen nở rộ trong ao nhà, sen tỏa hương thơm ở khắp nơi trong làng, và sen bao quanh những cánh đồng mênh mông. Sen không chỉ là loài hoa, mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng và hòa bình… Sen đã làm nên tên làng.

Trong những năm gần đây, diện tích trồng sen ở xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đã mở rộng đáng kể. Bên cạnh các giống sen truyền thống từ lâu đã có mặt ở Kim Liên, nhiều giống sen quý khác được đưa về trồng thử nghiệm trồng thành công như: Sen Đồng Tháp Mười, sen Huế, sen ngàn cánh, sen đỏ Bắc Kinh và sen Quan Âm... Điều này đã tạo ra sự đa dạng và phong phú hơn, làm tôn lên vẻ đẹp và giá trị văn hóa trên quê quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 1.

Mỗi độ tháng 5, khi về với xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An - quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh), du khách được chiêm ngưỡng những đầm hoa sen nở rộ, tỏa ngát hương thơm.

Hoa sen không chỉ làm nên cảnh sắc tươi đẹp cho Kim Liên, mà còn góp phần thay đổi cuộc sống và đồng hành cùng người dân địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chị Trần Thị Thế, người trồng sen nhiều năm qua ở Kim Liên cho biết, từ khi xã có dự án trồng và chăm sóc sen, gia đình chị đã nhận hơn 3 hécta ao sen trong xã. Từ đó, gia đình có thêm thu nhập hàng ngày nuôi con ăn học, thêm nữa, chị còn rất tự hào về cảnh quan quê hương. "Ngày trước các hồ đập bỏ trống để ao bèo phát triển. Từ khi có sen phủ kín, mọi người xung quanh cảm nhận được không khí trong lành, vẻ đẹp của sen và nâng cao ý thức bảo vệ mội trường, tăng thêm thu nhập cho gia đình" - chị Thế nói thêm.

Anh Phạm Kim Tiến, Giám đốc Hợp tác xã Sen Quê Bác, chia sẻ rằng, mặc dù ban đầu việc trồng sen trên diện rộng tại Nghệ An gặp phải nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, nhưng khi cây giống đã bén rễ và phát triển, hoa sen ở vùng này lại mang một sự khác biệt đặc trưng, với hương thơm đặc trưng và vẻ đẹp thuần khiết. "Từ lá sen, hoa sen, đến hương sen... tỏa ra mùi hương đặc biệt mà không vùng miền nào khác có được. Mỗi loại sen đều có những đặc tính riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng", anh Tiến cho biết.

Cây sen đã tạo ra cơ hội phát triển kinh tế du lịch cho địa phương, khi Kim Liên đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách tới tham quan và thưởng ngoạn. Việc phát triển cây sen cũng góp phần tạo ra một môi trường sinh thái sạch đẹp và giàu ý nghĩa trên quê hương của Bác. Sen quê Bác luôn nở rộ vào tháng 5, như một món quà thiên nhiên ban tặng để để dâng lên mừng sinh nhật Người

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 2.
Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 3.
Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 4.
Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 5.

Theo người dân xã Kim Liên, tên Làng Sen, quê nội của Bác Hồ đã có từ xa xưa. Trước đây khu vực này có nhiều đầm lầy sen mọc tự nhiên nên các cụ xưa gọi là Làng Sen.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 6.

Người thu hoạch hoa sen phải thức dậy từ 4h và hái đến gần 7h sáng để tránh nắng hè gay gắt.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 7.

Hoa sen có vẻ đẹp tinh khiết, hương thơm ngào ngạt và quyến rũ lạ kỳ, những cánh hoa vừa mang vẻ đẹp đời thường lại vừa thanh cao.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 8.

Hoa sen không chỉ làm nên cảnh sắc tươi đẹp cho Kim Liên, mà còn góp phần làm thay đổi cuộc sống, đồng hành cùng người dân địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 9.

Những búp sen nhô lên, bung nở lung linh sắc hồng nổi bật giữa màu xanh của lá.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 10.

Hoa sen có ở nhiều địa phương nhưng trên quê Bác, hoa sen dường như thiêng liêng hơn, vừa cao quý vừa tinh khiết và ngào ngạt hương thơm.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 11.

"Khi mặt trời mới ló dạng, chúng tôi phải bắt đầu thu hoạch, tránh nắng nóng để đảm bảo rằng hoa sen không mất nước và đặc biệt là phải phòng tránh gió từ phía Lào. Gió Lào thường rất khô và có thể gây hại cho cây sen, vì vậy chúng tôi phải cẩn thận và chu đáo" - chị Trần Thị Thế chia sẻ.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 12.

Để bảo tồn và nhân giống sen, những năm gần đây chính quyền địa phương và nhân dân địa phương đã tập trung mở rộng thêm nhiều diện tích trồng sen mới.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 13.

Hiện nay, sen trồng ở Nam Đàn có khoảng 20 giống sen các loại, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Loại sen lấy hoa, sen lấy lá, sen ướp trà, sen lấy hạt, sen lấy ngó, củ…

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 14.
Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 15.

Qua bàn tay khéo léo của các chị các mẹ ở làng Sen, những đóa sen quan âm, bách diệp được gấp cánh công phu, tỉ mỉ thành những bó hoa đẹp mĩ mãn.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 16.

Những bông đẹp nhất, tươi nhất gói bằng lá sen,đưa đến tay khách hàng.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 17.

Vận chuyển sen từ các vùng sản xuất đến các điểm bán hàng như Vinh, Cửa Lò và các địa phương khác là phần quan trọng của quy trình tiếp thị và phân phối sản phẩm. Điều này đảm bảo nguồn cung sen luôn đầy đủ và đa dạng, giúp thị trường đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, việc này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho thương lái mà còn góp phần vào phát triển kinh tế và cộng đồng nơi sản xuất và tiêu thụ sen.

Kim Liên mùa sen nở- Ảnh 18.

Du khách chụp hình lưu niệm bên những bông hoa sen đặc trưng trên quê hương Bác.

Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024

SKĐS - Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, nhằm thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn