Chúng tôi không thể gây ảnh hưởng đến giá cả của chúng... Nếu giá dầu tăng đáng kể, thì khi đó chi phí sản xuất trong nước ở Hy Lạp - và trong chừng mực nào đó là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Hy Lạp trên thị trường quốc tế - sẽ bị ảnh hưởng."
Konstantinos Bitsios, Phó Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp Hy Lạp: “Tình hình tài chính Hy Lạp hiện đang khó khăn. Trong cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp hầu như không có bất kỳ sự tiếp cận tài chính nào. Các ngân hàng cũng đã cung cấp nhiều khoản cho vay mà không hề có khả năng thu hồi. Những khoản cho vay này là một trong những di sản lâu dài của cuộc khủng hoảng” và đang đe dọa làm chệch hướng bất kỳ triển vọng tăng trưởng nào của Hy Lạp”.
George Pagoulatos - Giáo sư chuyên về chính trị và kinh tế của châu Âu tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh ở Athens, Hy Lạp: “Việc tái cơ cấu tài khóa vốn diễn ra như một phần trong chương trình bình ổn thực hiện với EU đã làm giảm đáng kể chi phí lao động. Trong phần lớn thời kỳ khủng hoảng, những lợi ích nhờ sự cạnh tranh về tiền lương đã bị xóa bỏ bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như gánh nặng thuế, chi phí an sinh xã hội, chi phí năng lượng và chi phí tín dụng cao hơn. Điều này khiến hàng nghìn công ty hoặc phải đóng cửa hoặc chuyển giao các hoạt động của họ đến những nơi đánh thuế ít hơn, làm suy yếu thêm nền kinh tế”.