Hà Nội

Hướng dẫn sàng lọc và tầm soát ung thư sớm

11-11-2021 20:30 | Y học 360
google news

Là căn bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao, ung thư được coi là "án tử". Cho đến nay, dù ngành y học thế giới đã rất phát triển, nhưng ung thư vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại. Tuy nhiên, các chuyên gia đều khẳng định rằng: cơ hội chữa khỏi ung thư sẽ tăng lên nếu như được phát hiện sớm.

Theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer - IARC) năm 2018, toàn thế giới có 18,08 triệu người mới mắc ung thư, trong đó có trên 9,5 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Số ca mới mắc ung thư ở Việt Nam ước tính là 164.671 ca và số ca tử vong là 114.871 ca. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 70% bệnh nhân ung thư chẩn đoán ở giai đoạn muộn (III hoặc IV), trong đó có cả các bệnh có thể sàng lọc, phát hiện sớm bằng nhiều phương pháp khác nhau.

"Ung thư biết sớm trị lành, nếu mà để trễ dễ thành nan y"

Đó chính là lời nhắn nhủ của GS-BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, y học ngày nay có khả năng phân tích, chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh tật như bệnh ung thư nhờ vào những phương pháp hiện đại, phát hiện mầm bệnh từ lúc bắt đầu khởi phát bên trong cơ thể.

Hướng dẫn sàng lọc và tầm soát ung thư sớm - Ảnh 1.

Nỗi lo sợ mơ hồ ung thư không loại trừ một ai, khiến rất nhiều người có xu hướng lảng tránh đi khám, sợ khám sẽ ra bệnh. Tuy nhiên, chúng ta cần đối mặt với nó, bằng cách tầm soát sớm và thăm khám thường xuyên. Nhiều trường hợp phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn do không nắm được các dấu hiệu bệnh, nên khi cơ thể có vấn đề bất thường, lại lơ là bỏ qua, cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý thông thường. Đến khi đi khám thì đã quá muộn.

Có nhiều trường hợp người bệnh phát hiện ra ung thư khi nhập viện cấp cứu vì một triệu chứng nào đó. Hầu hết những người này có cơ hội sống thấp hơn so với các bệnh nhân khác, vì khi đó tình trạng bệnh đã quá nặng.

Nếu phát hiện sớm, hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật. Người bệnh có thể chỉ cần loại bỏ khối u mà không cần thêm phương pháp hỗ trợ nào khác như hóa trị, xạ trị… giúp giảm thiểu chi phí điều trị, giảm tác dụng phụ và biến chứng, có thể bảo toàn khả năng sinh sản, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vv…

Các triệu chứng của ung thư thường chỉ xuất hiện khi ung thư đã đến giai đoạn muộn, do vậy nếu chỉ chờ đến khi cơ thể lên tiếng, thì ung thư đã bước vào giai đoạn khó điều trị. Theo các chuyên gia, tầm soát ung thư là duy nhất giúp phát hiện ung thư sớm.

Các phương pháp tầm soát ung thư sớm hiệu quả

Với năng lực ngày càng cao, ngành y tế hiện đại có khả năng phát hiện sớm ung thư bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tiêu chí hàng đầu với những phương pháp sàng lọc ung thư sớm là chủ động, đặc biệt là với những người có nguy cơ cao. Dưới đây là các phương pháp tầm soát ung thư sớm phổ biến:

Xét nghiệm các dấu ấn khối u (Tumor marker)

Các dấu ấn khối u (Tumor marker) hay còn gọi là chất chỉ điểm khối u là những chất do các tế bào ung thư hoặc các tế bào khác của cơ thể sản sinh ra đáp ứng với ung thư hoặc một số bệnh lành tính. Bình thường nồng độ các chất chỉ dấu ung thư trong máu sẽ thấp hoặc không có nhưng sẽ tăng lên rất nhiều đối với người bệnh ung thư. Tuy nhiên, nồng độ các chất này thường chỉ tăng lên khi người bệnh ở giai đoạn muộn.

Hướng dẫn sàng lọc và tầm soát ung thư sớm - Ảnh 2.

Chẩn đoán hình ảnh

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang, nội soi tiêu hoá giúp sàng lọc, tầm soát sớm nhiều ung thư như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, đại trực tràng.

Chụp X quang phổi có thể giúp tầm soát ung thư phổi, phát hiện các bất thường hoặc khối u ở phổi đặc biệt ở những người có tiền sử hút thuốc nhiều năm kể cả hiện nay không còn hút thuốc. Trong khi đó, chụp X quang tuyến vú (mammography) là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh giúp tầm soát sớm ung thư vú giúp bệnh nhân ung thư vú có cơ hội điều trị bệnh thành công càng cao và đa số có thể thực hiện phẫu thuật bảo tồn đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Nội soi tiêu hóa là kỹ thuật giúp các bác sĩ có thể quan sát bên trong đường tiêu hoá như thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu từ viêm, polyp đến khối u. Trong trường hợp phát hiện các polyp mọc bên trong dạ dày, đại tràng, các bác sĩ sẽ cắt bỏ polyp để phòng ngừa nguy cơ ung thư (hầu hết polyp đều lành tính nhưng một số polyp có khả năng phát triển thành dạng ác tính nếu không điều trị kịp thời). Trong trường hợp nghi ngờ ung thư, việc sinh thiết sẽ giúp chẩn đoán xác định và đánh giá giai đoạn của bệnh.

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và xét nghiệm HPV:

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là xét nghiệm đơn giản có giá trị tầm soát ung thư cổ tử cung.

Virus HPV là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%), lây truyền qua đường tình dục. Bình thường, HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung. Trong đó, có 2 type nguy cơ cao nhất là type 16 và type 18. Xét nghiệm HPV giúp xác định có nhiễm virus HPV không và định type HPV đang mắc để đánh giá nguy cơ và kết hợp với xét nghiệm tế bào phết cổ tử cung để sàng lọc định kỳ, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm gen

Đối với người có lịch sử gia đình có nhiều người mắc một số loại ung thư nhất định, xét nghiệm để kiểm tra xem họ có mang đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư di truyền hay không. Khoảng 10% ung thư do di truyền bao gồm các ung thư như ung thư vú, buồng trứng, ung thư dạ dày, đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tuỵ, u nguyên bào võng mạc, u mô đệm đường tiêu hoá, u nguyên bào thần kinh,...

Nếu một người có đột biến gây bệnh ung thư di truyền cụ thể thì nên thăm khám thường xuyên, điều chỉnh lối sống để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh ung thư. Người có đột biến gen BRCA1 làm tăng cao nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng, đặc biệt tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị gái đã mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng có thể phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú để chủ động phòng mắc bệnh ung thư vú.

Hướng dẫn sàng lọc và tầm soát ung thư sớm - Ảnh 3.

Viện Công nghệ DNA với hệ thống trang thiết bị hiện đại và công nghệ được chuyển giao từ tập đoàn BGI, sử dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới (NGS – BGI) có thể phân tích lên tới 79 gen ung thư di truyền ở nam giới và 74 gen ung thư di truyền ở nữ liên quan đến 24 bệnh ung thư di truyền khác nhau; cho kết quả chính xác, thời gian trả kết quả từ 26 ngày làm việc.

Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia di truyền của Viện DNA có chuyên môn cao và kinh nghiệm, luôn tận tình tư vấn cho bệnh nhân về cả kết quả xét nghiệm, phương hướng điều trị, hay cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp, người bệnh có thể an tâm, tin tưởng.

Chỉ một lần làm xét nghiệm trong đời, bạn có thể biết được bản thân có thừa hưởng gen xấu làm tăng nguy cơ mắc ung thư hay không và với người đã mắc ung thư, xét nghiệm còn có giá trị quan trọng để tư vấn nguy cơ ung thư di truyền cho các thành viên khác trong gia đình. Nhờ vậy, người thân có thể chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe, tầm soát ung thư sớm hoặc có các biện pháp phòng trừ bệnh từ sớm.

Nếu gia đình bạn có từ 2 người cùng mắc ung thư, hãy lưu tâm kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là xét nghiệm gen. Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với hotline: 1900 88 68 14

Mọi thông tin chi tiết tìm hiểu tại website: https://viencongnghedna.com.vn/


PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn