Hà Nội

Hướng dẫn cách hóa vàng ngày rằm tháng 7 theo đúng phong tục

29-08-2023 15:36 | Đời sống
google news

SKĐS - "Cách hóa vàng ngày rằm tháng 7 sao cho đúng?" là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong những ngày gần đây. Để hiểu rõ hơn về phong tục này độc giả có thể tham khảo thông tin dưới đây.

Rằm tháng 7 là một dịp tôn kính và gợi nhớ về linh hồn tổ tiên, vì vậy mọi người hay cẩn thận và thực hiện các bước một cách tử tế và thành tâm. Ngoài việc chuẩn bị mâm cúng, đồ lễ, văn khấn... thì việc tìm hiểu cách hóa vàng ngày rằm tháng 7 sao cho đúng cũng được nhiều người quan tâm.

Có nên đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 hay không?

Tục đốt vàng mã là một hiện tượng văn hóa đặc biệt, việc đốt vàng mã cúng tế là truyền thống phổ biến ở nhiều nước và khu vực châu Á, chủ yếu nhằm tỏ lòng thành kính với những người thân đã khuất.

Ở nước ta, tục đốt vàng mã là một phong tục rất đẹp của người Việt. Xưa kia, người ta chỉ để vài tập giấy nhỏ trên bàn thờ và khi lễ xong thì đốt rất ít để tưởng nhớ gia tiên.

Hướng dẫn cách hóa vàng ngày rằm tháng 7 theo đúng phong tục - Ảnh 1.

Có nên đốt vàng mã và cách hóa vàng ngày rằm tháng 7 sao cho đúng là thắc mắc của nhiều người. Ảnh minh họa.

Thế nhưng, ngày nay, tục đốt vàng mã cho người đã khuất có xu hướng ngày càng gia tăng. Không chỉ dừng lại ở việc đốt vài tập giấy bình thường, cuộc sống hiện đại "phú quý sinh lễ nghĩa" hay "trần sao âm vậy" mà những người đang sống tìm đủ mọi cách để "gửi đồ" cho người âm.

Vì vậy, theo thời gian, tục lệ này đang dần bị biến tướng khi có nhiều gia đình sẵn sàng bỏ nhiều triệu đồng, thậm chí thuê xe tải, xe kéo chở vàng mã đi cúng lễ rồi đốt cho người thân. Theo họ, đốt càng nhiều vàng mã sẽ càng nhiều tài lộc, gia đình thịnh vượng an khang như ý.

Nhìn chung, việc rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã hay không sẽ phụ thuộc vào niềm tin và giá trị tín ngưỡng của từng gia đình. Nếu tin vào tâm linh và muốn thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên và các linh hồn, việc đốt vàng mã có thể là một phần của nghi lễ cúng bái.

Tuy nhiên, ông bà chúng ta thường nói "lễ bạc lòng thành" - tức lễ vật gì không quan trọng bằng cái tâm của người dâng cúng.

Do vậy, người dân nếu muốn đốt vàng mã chỉ nên đốt chút ít thể hiện lòng thành, không nên đốt nhiều gây lãng phí, ô nhiễm môi trường. Nên dành tiền mua vàng mã để làm việc thiện tích đức. Bởi trong giáo lý của nhà Phật cũng chỉ khuyên con người nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ người đã khuất chứ không dạy việc đốt thật nhiều nhà lầu, xe hơi...

Hóa vàng ngày rằm tháng 7 vào lúc nào?

Sau khi cúng lễ rằm tháng 7 xong, đến phần hóa vàng. Theo đó, mang phần tiền và đồ lễ gia tiên để hóa trước cho khỏi nhầm lẫn, sau đó đến những đồ cúng chúng sinh.

Mọi việc nên làm trước 11h30 trưa ngày 15/7 Âm lịch hoặc chọn giờ và ngày cúng hợp với tuổi của gia chủ. Theo quan niệm dân gian, tuyệt đối không cúng và hóa vàng sau ngày 15/7 Âm lịch vì khi đó cửa địa phủ đã đóng lại, cúng lễ cũng vô ích.

Hướng dẫn cách hóa vàng ngày rằm tháng 7 theo dân gian

Bên cạnh việc chuẩn bị tiền vàng cho lễ cúng, cũng cần lưu ý đến cách hóa vàng rằm tháng 7 để thể hiện sự thành tâm của mình và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện phong tục tâm linh này:

- Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, hãy làm điều này một cách chậm rãi và từ tốn, vừa đốt vừa kêu tên của người đã khuất.

- Không gom tất cả lễ vật vàng mã vào lửa và đốt nhanh một lần cho xong. Điều này được cho là hấp tấp, không thành tâm, mạo phạm đến thần linh và ông bà tổ tiên.

- Khi hóa vàng, hãy bắt đầu với thứ tự đầu tiên là gia thần, sau đó mới đến gia tiên. Trước khi hạ mỗi lễ, bạn nên vái ba lần và khấn nguyện. Khấn: "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới".

- Hãy ghi rõ họ tên của người đã khuất trên vật dụng vàng mã đang đốt. Lưu ý, bạn không được sử dụng từ "chết", thay vào đó sử dụng từ "đại nạn" vào năm nào họ qua đời. Điều này mang ý nghĩa tôn trọng và không mạo phạm đến người đã khuất.

- Khi đốt vàng mã, không dùng cây nhấn vào tiền đang đốt, để tránh làm cho phần tro bị nát hết.

Ngoài ra, gia chủ cũng cần tránh dùng nước dội thẳng vào lửa khi lửa chưa tàn hết. Những hành động này có thể mang lại điều không may và ảnh hưởng đến sự chứng giám và phù hộ của thần linh và tổ tiên.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Nên cúng rằm tháng 7 vào sáng hay chiều, cần lưu ý điều gì?Nên cúng rằm tháng 7 vào sáng hay chiều, cần lưu ý điều gì?

SKĐS - Nên cúng gia tiên vào ban ngày, không cúng cô hồn bằng món mặn,... là những lưu ý khi cúng rằm tháng 7.

Văn khấn rằm tháng 7 năm 2023 đầy đủ nhất theo cổ truyềnVăn khấn rằm tháng 7 năm 2023 đầy đủ nhất theo cổ truyền

SKĐS - Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Vì vậy, nghi lễ, mâm cỗ và văn khấn Rằm tháng 7 thường được các gia đình chuẩn bị công phu hơn những ngày rằm khác trong năm.


Như Hoa (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn