"Dòng chảy phương Bắc 2" sẽ khơi mào một cuộc khẩu chiến mới?

17-03-2016 15:01 | Thời sự
google news

SKĐS - Lãnh đạo 8 nước châu Âu vừa qua đã gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker phản đối dự án mở rộng tuyến đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc", cho rằng việc thực hiện dự án có thể dẫn đến bất ổn địa chính trị tại khu vực.

-Những nước phản đối "Dòng chảy phương Bắc 2" (gồm CH Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Ba Lan, Slovakia, Romania, và Litva) cho rằng dự án này có thể gây ra "những hậu quả bất ổn địa chính trị tiềm tàng", đồng thời "có thể tạo ra những rủi ro nhất định đối với an ninh năng lượng tại khu vực Trung và Đông Âu".  “Dòng chảy phương Bắc 2 có khả năng gây bất ổn", bức thư viết.

Dòng chảy phương Bắc là tuyến đường ống hoàn toàn mới để xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu (Đức, Anh, Hà Lan, Pháp và Đan Mạch). Đường ống này dài 1.220 km , có công suất 55 tỉ m3/năm, chạy ngầm dưới đáy biển Baltictừ Nga tới Đức. Các công ty tham gia dự án Dòng chảy phương Bắc gồm Gazprom của Nga với 51% cổ phần, Wintershall Holding và E.ON Ruhrgas của Đức - mỗi công ty 20% cổ phần, và Gasunie của Hà Lan chiếm 9% cổ phần.

A: Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” sẽ khơi lên những tranh cãi mới?

Tuyến đường ống thứ nhất của dự án "Dòng chảy phương Bắc" công suất 27,5 tỷ m3 khí đốt/năm và dài 1.224 km chạy từ Nga qua Biển Bantích (Baltic) tới Tây Âu, đã được đưa vào hoạt động tháng 11/2011. Tuyến đường ống thứ 2 của "Dòng chảy phương Bắc" đi ngầm dưới biển Baltic tăng gấp đôi khối lượng khí đốt cung cấp cho Đức, lên 110 tỷ m3/năm.Tập đoàn Nord Stream AG đã nhận được giấy phép xây dựng "Dòng chảy phương Bắc" của tất cả các nước có lãnh thổ mà đường ống này chạy qua gồm Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Đức và Nga.

Tuy nhiên, dự án “Dòng chảy phương Bắc” đã trở thành tâm điểm tranh cãi giữa Nga-EU khi tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tháng 10/2015, Thủ tướng Italia Matteo Renzi cáo buộc Đức vi phạm các lệnh trừng phạt Nga do Berlin ủng hộ dự án này. Để xoa dịu Italia, đầu năm nay, một số nguồn tin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị Rome tham gia dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc-2". Báo The Financial Times số ra tháng 12/2015 cho biết dự án trên cũng đã gây tranh cãi trong quan hệ Đức và Nga do Đức chưa được tham vấn kỹ lưỡng về quy mô mở rộng dự án.

Bản thân các nước Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania và Slovakiacũng đã phản đối dự án trên và cho rằng việc thực hiện dự án càng làm tăng sự phụ thuộc của EU vào nguồn năng lượng Nga. Trong một tuyên bố mới nhất hôm 17/03, cả 8 nước một lần nữa tuyên bố việc mở rộng tuyến đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc" sẽ tác động mạnh tới sự phát triển của thị trường khí đốt và lộ trình trung chuyển khí đốt trong khu vực, đặc biệt là qua Ukraine.

Thực chất, Đức, Ba Lan, Latvia và Estonia lo ngại vì sợ mất đi vai trò trung chuyển khí đốt của Nga xuất sang châu Âu, họ sẽ bị Nga “ép” phải thương lượng mua khí đốt với giá cao. Bị phụ thuộc vào dầu mỏ, sẽ khiến các nước trên chịu nhiều sức ép chính trị mới trong bối cảnh nguồn cung khí đốt không dồi dào.

Dự kiến, hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussel ngày hôm nay (18/3) sẽ thảo luận những mâu thuẫn này. Giới phân tích cho rằng nếu 8 nước CH Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Ba Lan, Slovakia, Romania, và Litva tiếp tục “làm to chuyện” hoặc gây sức ép lên EU, một cuộc chiến tranh cãi mới sẻ nổ ra giữa các bên. Nga, tất nhiên sẽ không chịu nhún thu hẹp hoặc thay đổi chiến lược của “Dòng chảy phương Bắc”. Về phần mình, EU cũng sẽ không chịu nhún để bảo vệ lợi ích của các thành viên.

Trong bối cảnh quan hệ Nga-EU vốn đã “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, một cuộc khẩu chiến mới sẽ châm ngòi cho những ngọn lửa mâu thuẫn và bất đồng mới khó có thể kiểm soát.


N.Minh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn