Độ pH âm đạo - “Thước đo” sức khỏe của “vùng kín” phụ nữ

24-11-2020 10:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Độ pH âm đạo trong khoảng 3,8 - 4,5 giúp âm đạo của chị em duy trì được sự khỏe mạnh, hạn chế viêm nhiễm, nấm ngứa. Chính vì vậy, nếu biết cách cân bằng độ pH âm đạo, bạn sẽ nắm trong tay “bí quyết vàng", giúp bảo vệ vùng kín trước bệnh viêm nhiễm đang “ám ảnh” suy nghĩ mỗi ngày.

pH âm đạo là gì?

Độ pH của âm đạo góp phần quan trọng trong việc xác định sức khỏe của âm đạo có đang khỏe mạnh hay không. Ở trạng thái khỏe mạnh, độ pH âm đạo của phụ nữ sẽ dao động từ 3,8 – 4,5, nghĩa là có độ axit vừa phải.

Hệ vi sinh vật sinh sống “hoà bình" trong môi trường pH âm đạo như vậy. Đặc biệt là các vi khuẩn Lactobacillus tiết ra axit lactic và hydro peroxide, điều này làm cho âm đạo có độ pH axit. Môi trường âm đạo có tính axit có vai trò bảo vệ và tạo ra một “hàng rào” cản ngăn vi khuẩn và nấm men không phát triển quá nhanh gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, mức pH âm đạo bình thường có thể thay đổi đôi chút dựa trên độ tuổi của phụ nữ.

Yếu tố nào có thể làm “phá vỡ" sự cân bằng độ pH âm đạo

Thói quen thụt rửa âm đạo

Nhiều chị em vẫn giữ thói thụt rửa sâu trong âm đạo. Một số khác còn làm sạch âm đạo bằng dung dịch chứa giấm hoặc baking soda với mong muốn giảm mùi âm đạo. Tuy nhiên cả 2 cách làm này có thể làm tình trạng thêm tệ hơn. Âm đạo càng thêm nặng mùi do việc thụt rửa làm mất đi các vi khuẩn có lợi, gây ảnh hưởng đến cân bằng pH âm đạo và có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng âm đạo.

Quan hệ tình dục không được bảo vệ

Trong quá trình quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, lượng tinh dịch được xuất vào bên trong âm đạo. Tinh dịch có tính kiềm, làm thay đổi môi trường pH âm đạo. Điều này cũng có thể làm gia tăng sự phát triển của một số vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh

Đây là giai đoạn xảy ra rất nhiều thay đổi bên trong cơ thể của phụ nữ. Một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thường có độ pH cao hơn trong thời kỳ mãn kinh với pH âm đạo trung bình là 5,3. Nguyên nhân của tình trạng gia tăng pH âm đạo này là do nồng độ estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh.

Ảnh minh họa

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Như chúng ta biết rằng, máu có độ pH cao hơn môi trường âm đạo. Vì thế, khi phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, lượng máu trong âm đạo có thể làm tăng giá trị pH.

Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được dùng với mục đích tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, cũng có thể tiêu diệt cả các vi khuẩn tốt. Vì thế, việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến mất cân bằng âm đạo.

Có một điểm đặc biệt lưu ý rằng, âm đạo có tính axit thường không gây ra bệnh. Nhưng nếu độ axit tăng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Bởi một điều rằng, tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường kiềm và độ pH tối ưu để tinh trùng di chuyển là từ 7,0 đến 8,5.

Các cách duy trì sự cân bằng pH âm đạo

Nếu giá trị pH âm đạo thường xuyên vượt quá giá trị cân bằng mà không có triệu chứng nào rõ rệt, bạn có thể áp dụng một số bí quyết cân bằng độ pH tại nhà:

- Bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn cho cơ thể: Có rất nhiều loại men vi sinh, nhưng để bổ sung trực tiếp lợi khuẩn cho âm đạo, bạn có thể chọn lựa men vi sinh dạng nước. Loại men vi sinh (probiotic) này giúp nhanh chóng phục hồi mức độ vi khuẩn có lợi của âm đạo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn một số thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, món ngâm chua đúng chuẩn…

- Loại bỏ thói quen xấu: Tất cả thói quen xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của chính mình. Trong đó thói quen “lười" thay băng vệ sinh, để chúng quá lâu có thể làm tăng pH âm đạo vì độ pH máu cao hơn pH âm đạo đồng thời có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn quay ngược trở lại âm đạo. Vì vậy, chị em nên thay băng vệ sinh thường xuyên để hỗ trợ giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

- Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục: Cho dù bạn tình là người chung thuỷ, bạn vẫn được khuyên nên dùng bao cao su. Bởi bao cao su không chỉ giúp hạn chế mang thai ngoài ý muốn và ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà còn có thể ngăn ngừa tinh dịch và các chất lỏng khác ảnh hưởng đến độ pH trong âm đạo.

- Tránh thụt rửa âm đạo: đây cũng là thói quen vệ sinh sai cách của nhiều phụ nữ Việt. Việc thụt rửa có thể làm thay đổi mức độ pH trong âm đạo. Âm đạo có thể tự làm sạch một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có pH phù hợp để làm sạch âm đạo.

Xịt phụ khoa chứa bào tử lợi khuẩn LiveSpo X-Secret là sản phẩm ứng dụng công nghệ "Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH" với thành phần chứa trên 5 tỷ bào tử lợi khuẩn sống Bacillus subtilis, Bacillus clausii, Bacillus coagulans và nước muối sinh lý 0,9% trong một ống 5ml.


LiveSpo X-Secret là sản phẩm của đề tài mã số ĐT.12.19/CNSHCB cấp Nhà nước theo đề án Công nghệ Sinh học trong chế biến do Bộ Công thương cấp kinh phí cho Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chủ trì thực hiện và công ty Cổ phần ANABIO Research & Development sản xuất.

Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về sức khỏe phụ khoa, độc giả vui lòng liên hệ 1900 8946

Chương trình giá ưu đãi xem tại: http://xsecret.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/xsecret.vn/

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn