Điều trị da nhiễm Corticoid với bác sĩ chuyên khoa Da liễu

23-12-2020 13:13 | Khỏe - Đẹp
google news

SKĐS - Da nhiễm corticoid là một tình trạng bệnh lý ở da rất phổ biến tại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này trong đó phải kể đến là việc phát triển gần như không thể kiểm soát của các loại kem trộn hoặc các mỹ phẩm có bao bì nhãn mác đẹp đẽ nhưng bản chất vẫn là kem trộn được bày bán công khai trên các trang mạng xã hội.

Da nhiễm corticoid là gì?

Corticoid hay corticosteroid vốn dĩ là một loại hormone steroid được sản xuất bởi vỏ thượng thận bên trong cơ thể người, trong y khoa, dạng tổng hợp nhân tạo của corticoid thường dùng là nhóm thuốc kháng viêm steroid. Ngoài được sử dụng dưới dạng thuốc uống, thuốc tiêm, corticoid còn được bào chế ở dạng thuốc thoa kem hoặc thuốc mỡ và sử dụng nhiều trong chuyên khoa da liễu. Những sản phẩm có chứa corticoid dạng này thường được bày bán rộng rãi trên thị trường, bất cứ ai cũng có thể tự mua về và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Các biến chứng trên da do Corticoid (ảnh minh họa)

Viêm da do corticoid là tình trạng da bị tổn thương do tích tụ corticoid trong một thời gian dài khi bôi trực tiếp lên da, còn gọi nôm na là da nhiễm corticoid. Biểu hiện thường gặp của viêm da do corticoid là mất đi hàng rào bảo vệ da, giãn mạch máu gây xung huyết khiến da đỏ, nóng, xuất hiện các mụn nhỏ li ti.

Nguyên nhân gây ra tình trạng da nhiễm corticoid

Tại Việt Nam, viêm da do corticoid chủ yếu liên quan đến tình trạng sử dụng mỹ phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc chứa corticoid như kem trộn, thuốc rượu… Những sản phẩm này được quảng cáo có hiệu quả làm trắng da, trị mụn, trị thâm nám cấp tốc và được bán tràn lan hiện nay trên các mạng xã hội hay tại các spa làm đẹp. Kem trộn hay rượu thuốc thường chứa rất nhiều thành phần trong cùng một sản phẩm bao gồm kháng sinh, kháng viêm và các hoạt chất khác như aspirin, becozyme, lincomycin, vitamin C, vitamin E, vitamin PP, alpha arbutin, acid salicylic, hydroquinone, glutathione, tretinoin, lưu huỳnh... và đặc biệt là corticoid, chúng được trộn với nhau không theo một công thức cụ thể và rất khó để xác định thành phần chính xác bên trong. Do vậy, khi sử dụng một thời gian dài, các loại kem này để lại rất nhiều biến chứng trên da. Ngoài ra, viêm da do corticoid cũng có thể do người bệnh sử dụng kéo dài các thuốc có chứa corticoid theo toa cũ của bác sĩ quá thời gian chỉ định mà không tái khám.

Kem trộn có thể vẫn có nhãn mác đầy đủ để đánh lừa người tiêu dùng (ảnh minh họa)

Dấu hiệu da nhiễm corticoid

Khi sử dụng các sản phẩm làm đẹp chứa corticoid, làn da sẽ trông đẹp lên nhanh chóng, căng mịn, trắng nhanh rõ rệt chỉ trong vài ngày, các vùng nám mờ nhanh, hết mụn. Tuy nhiên, sau khi dùng một thời gian hoặc khi ngưng dùng sẽ xuất hiện hàng loạt các biểu hiện viêm da. Một số dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoid như sau:

- Da khô bong tróc: Là dạng tổn thương nhẹ nhất, bởi người sử dụng chỉ dùng trong thời gian ngắn với nồng độ thấp. Trên bề mặt da có hiện tượng bong lột, sần nhẹ, ngứa râm ran vùng da thoa. Đối với rượu thuốc sẽ có hiện tượng da sưng lên sau 1 tháng sử dụng, bong da nhiều, tổn thương hàng rào bảo vệ da.

- Viêm da cấp tính: Phát ban mụn mủ li ti lan toàn mặt, tiết dịch vàng nâu kèm cảm giác đau nhức. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, da bị tổn thương kèm theo thương tổn sẩn đỏ dày đặc kéo dài và thâm.

Các biểu hiện của da nhiễm corticoid: phát ban mụn mủ, giãn mạch máu, mụn trứng cá (ảnh minh họa)

- Giãn mạch máu: Sử dụng kem có chứa corticoid trong thời gian dài (khoảng 1 năm) sẽ có hiện tượng giãn các mao mạch dưới da. Da luôn ửng đỏ, đồng thời cảm giác nóng ran, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao do dễ bị kích ứng. Mặt khác, da sẽ thường trong tình trạng căng tức, phù nề do hiện tượng giữ nước trong da, kèm theo cảm giác châm chích như kiến bò bên trong.

- Viêm da tăng tiết nhờn và phát ban mụn trứng cá: da bóng, nhiều bã nhờn kèm phát ban mụn đồng dạng, không có cồi mụn. Người bệnh luôn thấy da nóng đỏ và rát, châm chích.

- Teo da: Da rất mỏng, có thể kèm viêm da quanh miệng.

- Viêm da kích thích: Đây là tình trạng nặng nề nhất, người bệnh luôn cảm thấy da đỏ kèm theo bỏng rát, đau nhức kể cả khi không chạm vào. Đồng thời da khô dần, bong tróc, đóng vảy thành mảng. Mụn nước có thể xuất hiện kèm theo dịch vàng nâu, mưng mủ nhiễm trùng.

Hướng xử lý da nhiễm corticoid

Nếu da xuất hiện các dấu hiệu viêm do corticoid mức độ nhẹ, hãy ngưng ngay sản phẩm đang dùng và đến khám bác sĩ da liễu để được kiểm tra tình trạng da. Với những trường hợp tai biến do nhiễm corticoid mức độ nặng, việc ngưng sử dụng sản phẩm đột ngột có thể gây phản ứng dữ dội ngược do tình trạng lệ thuộc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để được tư vấn và lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp. Việc điều trị nhằm mục đích giải quyết tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm nấm kèm theo (nếu có), giảm viêm đỏ, phục hồi hàng rào bảo vệ da bằng các sản phẩm thuốc uống, thuốc thoa hoặc các phương pháp trị liệu sử dụng công nghệ như điện di dưỡng chất, mesotherapy, ánh sáng sinh học, huyết tương giàu tiểu cầu PRP…

Tiêm vi điểm (mesotherapy) phục hồi da nhiễm corticoid tại Phòng khám Doctor Acnes

Bên cạnh đó, việc chăm sóc da tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng giúp tránh tác động  tổn thương da và phục hồi da nhanh hơn, cần lưu ý một số điểm như sau:

- Vệ sinh da mỗi ngày bằng nước sạch hoặc có thể dùng thêm một số sản phẩm làm sạch da có tính tẩy rửa nhẹ nhàng, ít gây kích ứng.

- Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da và tóc: tránh chọn các sản phẩm chứa thành phần menthol, camphor, sodium lauryl sulfate. Ngưng dùng nếu da có cảm giác châm chích, bỏng rát, khô, ngứa và bong vảy.

- Sử dụng sản phẩm dưỡng da phù hợp: Không có hương liệu, dịu nhẹ lên da. Không dùng các chất có tính lột tẩy, làm se khít lỗ chân lông hoặc toner.

- Hạn chế trang điểm: nên ngừng thoa bất kỳ mỹ phẩm nào lên da. Trong trường hợp bắt buộc phải trang điểm, nên dùng các sản phẩm dạng lỏng, nhẹ, tránh các sản phẩm chống nước hoặc dạng đặc.

- Hạn chế chà xát, chạm tay vào vùng da đang bị viêm kích ứng.

- Tránh các yếu tố môi trường khắc nghiệt làm nặng tình trạng đỏ, kích ứng da như nắng nóng, khô lạnh, môi trường ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc… Khi ra đường cần phải bảo vệ da.

- Hạn chế tối đa tác động của ánh nắng mặt trời lên da: Thoa kem chống nắng, đội mũ rộng vành. Nên chọn các loại chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, không chứa hương liệu và có các thành phần khoáng như kẽm oxide, titanium dioxide.

- Hạn chế stress: Stress có thể làm tình trạng phát ban mụn trứng cá do corticoid nặng nề hơn.

- Kiểm tra lại các thuốc đang sử dụng: Tình trạng viêm da do corticoid có thể trở nên nặng nề hơn với biểu hiện gia tăng tình trạng đỏ da nếu sử dụng một số loại thuốc tim mạch, chống trầm cảm, đau nửa đầu, vitamin B3… Hãy trao đổi với bác sĩ đang điều trị để có lựa chọn phương pháp tối ưu nhất. Không tự ý ngưng hoặc thêm bớt thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Tùy vào loại corticoid và lượng của nó trong kem trộn hay rượu thuốc, thời gian sử dụng cũng như tình trạng da mà mức độ tổn thương do nhiễm corticoid sẽ khác nhau. Vì vậy, khi gặp các vấn đề trên da đặc biệt khi nghi ngờ da nhiễm corticoid, tốt nhất nên sớm đến thăm khám ở các bệnh viện, phòng khám da liễu có uy tín để được tư vấn, lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng, đặc tính da từng người.

ThS.BS.Nguyễn Phan Trâm Oanh – Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Doctor Acnes

Doctor Acnes - Phòng khám chuyên điều trị mụn và sẹo mụn chuẩn y khoa:

Với phương châm dùng thuốc tối thiểu chỉ khi có chỉ định theo thông tin kê toa và Hướng dẫn điều trị mụn của Hiệp hội da liễu Hoa Kỳ cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn các phác đồ điều trị mụn tác động toàn diện theo hướng cá thể hóa, phù hợp nhất cho tình trạng của từng bệnh nhân.

100% người bệnh được thăm khám và tư vấn và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm trong trị mụn- sẹo mụn.

Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 07 0838 0878 - 07 7717 7017

Website: doctoracnes.com - doctoracnes.vn

Fanpage: Fb.com/doctoracnesvn

Corticoid hay corticosteroid vốn dĩ là một loại hormone steroid được sản xuất bởi vỏ thượng thận bên trong cơ thể người, trong y khoa, dạng tổng hợp nhân tạo của corticoid thường dùng là nhóm thuốc kháng viêm steroid.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn