Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã

24-10-2024 13:03 | Thời sự
google news

SKĐS - Những con thú hoang dã, quý hiếm trở thành "miếng mồi" béo bở của các đối tượng săn trộm. Hàng ngàn chiếc bẫy được giăng mắc, chờ chực cướp đi sinh mạng của thú rừng. Do đó, công tác ngăn chặn săn bắt, đặc biệt bằng bẫy được lực lượng chức năng chú trọng.

Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 1.

Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong có tổng diện tích hơn 22.210 héc ta, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình, giáp với biên giới Việt - Lào. Đây là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh với độ che phủ lên tới 98%, được Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu.

Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 2.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Ban quản klý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong, khu vực này hiện có 1.030 loài thực vật thuộc 599 chi, 144 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch (trong đó 63 loài nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên quản lý, bảo tồn và giám sát biến động). Cùng với đó là 357 loài động vật có xương sống thuộc 251 giống, 97 họ, 26 bộ (trong đó 61 loài nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên quản lý, bảo tồn và giám sát biến động).

Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 3.
Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 4.

Những con thú hoang dã, quý hiếm trở thành "miếng mồi" béo bở của các đối tượng săn trộm. Hàng ngàn chiếc bẫy được giăng mắc, chờ chực cướp đi sinh mạng của thú rừng. Do đó, công tác ngăn chặn săn bắt, đặc biệt bằng bẫy được Ban quản lý chú trọng.

Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 5.

Để thực hiện công tác tuần tra rừng dài ngày với quãng đường hàng chục km, các thành viên trong tổ tuần tra luôn cẩn thận kiểm tra lại dụng cụ, tư trang cá nhân. Cùng với đó là các thiết bị chuyên dụng để thu thập số liệu, dẫn đường...

Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 6.

Thành viên tổ tuần tra cho biết, công việc cũng tiềm ẩn một số khó khăn, rủi ro tiềm ẩn khi nhiều đêm phải nghỉ lại giữa rừng sâu. Thời tiết bất lợi cùng một số loại động thực vật có độc nguy hiểm khiến họ phải hết sức cẩn thận.

Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 7.

Trong quá trình tuần tra, họ cũng thực hiện công tác tháo gỡ các bẫy động vật đặt trái phép và quan sát, ghi nhận, cập nhật về các loài động, thực vật.

Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 8.
Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 9.

Dù mưa gió hay đêm tối vẫn có những người len lỏi dưới tán rừng già bảo vệ những sự sống đang bị đe doạ.

Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 10.
Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 11.

Lượng lớn bẫy được thu hồi góp phần bảo đảm sự an toàn cho nhiều loài vật hoang dã đang cư ngụ dưới tán rừng ở Khu dự trữ Động Châu - Khe Nước Trong.

Di chuyển gần 50 km đường rừng để 'phá bẫy' cứu động vật hoang dã- Ảnh 12.

Ông Bạch Thanh Hải, Giám đốc Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong cho biết, từ đầu năm 2022 đến cuối tháng 9/2024, tổng của 5 tổ tuần tra, phối hợp thực hiện 4.617 ngày tuần tra trong lâm phần, với khoảng 48 nghìn km đường đã di chuyển, tháo gỡ được 6.329 bẫy động vật hoang dã.

Cận cảnh nơi trú ngụ của đàn chim hoang dã giữa Thủ đôCận cảnh nơi trú ngụ của đàn chim hoang dã giữa Thủ đô

SKĐS - Nằm trầm mặc giữa hồ Trúc Bạch với cây cối bao phủ, vài năm trở lại đây Đền Thủy Trung Tiên (dân gian gọi là Cẩu Nhi) là địa điểm đàn chim hoang dã chọn làm nơi trú ngụ.

Video: Những động vật quý hiếm, nguy cấp được chăm sóc dưới tán rừng Phong Nha.








Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn