Hà Nội

Dày sừng lòng bàn tay, bàn chân và cách trị

30-03-2011 09:26 | Bệnh thường gặp
google news

Dày sừng lòng bàn tay, bàn chân là bệnh do bẩm sinh và di truyền gây nên với biểu hiện lâm sàng là dày sừng ở da lòng bàn tay và bàn chân. Đây là bệnh lý do sự đột biến của các gen mã hóa cấu trúc tại thượng bì gây nên.

Dày sừng lòng bàn tay, bàn chân là bệnh do bẩm sinh và di truyền gây nên với biểu hiện lâm sàng là dày sừng ở da lòng bàn tay và bàn chân. Đây là bệnh lý do sự đột biến của các gen mã hóa cấu trúc tại thượng bì gây nên.

Nhận diện thể bệnh

Dày sừng lòng bàn tay, bàn chân được mô tả thành 3 thể lâm sàng:

Dạng lan tỏa: Đặc trưng bởi một dát phẳng, dày sừng đối xứng trên toàn bộ bàn tay, bàn chân. Thể này thường xuất hiện từ khi sinh hoặc trong vài tháng đầu đời.

Dạng ổ: Là một mảng rộng, rắn chắc của keratin phát triển tại vị trí thường xuyên bị ma sát, chủ yếu là ở chân, mặc dù cũng có thể ở lòng bàn tay và các vị trí khác. Dạng chai trong nhóm dày sừng lòng bàn tay, ổ này có thể hình đĩa hoặc hình dải.

Dạng điểm: Nhiều điểm dày sừng ở bề mặt lòng bàn tay, bàn chân. Chúng có thể tổn thương toàn bộ bề mặt lòng bàn tay, bàn chân hoặc có thể giới hạn hơn ở vùng phân bố (đường chỉ lòng bàn tay).

Dày sừng có thể chỉ có ở lòng bàn tay, bàn chân nhưng cũng có thể phối hợp với tổn thương ở da, tóc, răng, móng hoặc tuyến mồ hôi, bao gồm chứng loạn sản tuyến mồ hôi ectodermal. Ngoài ra còn có hội chứng dày sừng phối hợp với bất thường các cơ quan khác, bao gồm điếc, bệnh cơ tim và ung thư.  

Một số tổn thương dày sừng

Dày sừng lòng bàn chân, bàn tay vảy nến: Có khuynh hướng tạo thành vảy bạc và dày sừng thành ổ không giới hạn ở vùng tỳ đè, thường phối hợp với tổn thương móng, khớp và tổn thương điển hình trên các vị trí da khác.

Dày sừng dạng chấm mắc phải: Dày sừng dạng chấm xuất hiện muộn, có thể phối hợp với ung thư, thường ở người trung tuổi.

Dày sừng do nhiễm độc arsen: Dày sừng dạng hạt do ăn uống lâu dài các chất chứa arsen, phối hợp với tăng sắc tố dạng giọt mưa và dễ nhạy cảm trở thành ung thư da không liên quan đến sắc tố ở vùng có nguồn nước bị ô nhiễm arsen.

Nấm bàn chân mạn tính: Có thể gây ra dày sừng lan rộng như là phủ một lớp vảy bột, nhưng sạch hoàn toàn với điều trị thuốc chống nấm, không giống nhiễm khuẩn thứ phát của dày sừng lòng bàn tay, bàn chân.

Dày sừng lòng bàn tay.

Biến chứng của dày sừng

Đau: Đây là biến chứng ngoại lệ trong dày sừng thành ổ với sự nặng lên của tổn thương trên vùng tỳ đè, gây đau khi đi như trên bãi đá cuội. Tuy nhiên, hiện tượng đó không cải thiện nhiều lắm khi cắt đi các đám dày sừng chính và làm trầm trọng thêm sự dễ tổn thương của da. Vì vậy, bệnh nhân cần thêm thuốc giảm đau. Giày dép đặc biệt làm cân bằng trọng lượng cũng có thể giúp cho bệnh nhân thoải mái hơn.

Khó đi lại: Thứ phát của đau gây ra khó đi lại, bệnh nhân có thể phải trợ giúp bắt buộc để đi lại như là nạng, xe lăn.

Sử dụng tay để làm việc và cử động tinh vi bị hạn chế: Dày sừng lòng bàn tay tạo thành một cái băng kiểu găng tay cứng ở tay và ngón tay, làm cùn cảm giác và gây khó khăn cho hoạt động, hạn chế hiệu lực công việc.

Nhiễm khuẩn thứ phát: Đặc biệt khi tăng tiết mồ hôi hoặc da bị ẩm ướt, có xu hướng nhiễm khuẩn thứ phát, đặc biệt nhiễm nấm. Những bệnh nhân đó có thể phải sử dụng liên tục thuốc chống nấm toàn thân, đặc biệt là terbinafine, và điều trị tại chỗ nấm men và dermatophytes.

Dày sừng được điều trị thế nào?

Biện pháp cắt bỏ tổn thương thường xuyên có thể làm giảm mảng dày sừng. Sử dụng thuốc mỡ làm bong vảy tại chỗ. Kem chống nấm và thuốc chống nấm tại chỗ có thể cần được dùng thành từng đợt liên tiếp nhắc lại. Sử dụng retinoid có thể có hiệu quả trực tiếp làm bình thường hoá da dày sừng. Tuy nhiên, điều trị đòi hỏi suốt đời và gây các biến chứng quan trọng như dày màng xương. Thêm vào đó, xử lý dày sừng có thể làm tăng nhạy cảm và dễ bị tổn thương của lớp thượng bì và điều đó hạn chế sự hữu ích của các phương pháp điều trị.    

 

  BS. Vũ Nguyệt Minh


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn