Hà Nội

Đâu là giải pháp cho lúa chịu được ngập mặn

30-03-2018 14:52 | Thời sự
google news

SKĐS - Được mệnh danh là "vựa lúa của Việt Nam", đồng bằng sông Cửu Long, với 2,6 triệu ha đất phù sa màu mỡ, đóng góp 57 phần trăm tổng sản lượng gạo cả nước. 13 tỉnh đồng bằng song Cửu long đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lương thực cũng như thúc đẩy nền kinh tế xuất khẩu.

Tuy nhiên, sự xâm nhập mặn đã là một vấn đề chính trong khu vực này trong những thập kỷ qua, vì mực nước biển tiếp tục dâng cao với tốc độ trung bình 3 mm mỗi năm do biến đổi khí hậu; hiện tượng này gây tổn thất lớn về năng suất, vì gạo là loại ngũ cốc nhạy cảm nhất với độ mặn. Nếu cây lúa nằm ngập trong nước mặn sẽ dẫn đến sự tích tụ muối xung quanh rễ và trong lá, đeiều này có thể dẫn đến các tế bào sẽ kiệt quệ. Các dấu hiệu báo hiệu bao gồm đốm trắng ở đầu lá, tiếp theo là đầu "đốt" và tiếp đến là lớp vỏ lụa.

Bên cạnh nguyên do từ biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn cũng là một phần kết quả của các hoạt động trực tiếp của con người như xây dựng đê đập ở thượng nguồn sông Mê Kông. Điều này ngăn không cho trầm tích của đồng bằng châu thổ được điều hòa lại. Năm 2016 là một tình huống đặc biệt nghiêm trọng vì thiếu mưa do ản hưởng El Nino ở miền Nam, hiện tượng này  làm giảm lượng nước thải từ thượng lưu sông. Với dòng nước không đủ để đẩy nước biển ra, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn, làm giảm năng suất xuống 50%. Nông dân có hai lựa chọn - tưới ruộng bằng nước muối hoặc không tưới. Trên khắp đồng bằng, cây lúa chết vì hạn hán và ngập mặn.

Tất cả những điều này xảy ra bất chấp những nỗ lực của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Úc để khởi động một dự án kéo dài bốn năm vào năm 201. Nghiên cứu này dự kiến ​​sẽ đưa giống lúa lai tạo GMO, có biến đổi độ chịu mặn sang thị trường Việt Nam. Gen chịu trách nhiệm về tính chịu mặn cao được xác định là gen chịu muối Saltol trên nhiễm sắc thể số 1. Khi kết hợp với phiên bản gen SUB1 (Submerge-1) đúng để tăng khả năng chịu ngập nước, nó có thể giúp cây lúa sống được hai tuần dưới nước mặn cao.

Theo bà Hồ Thi, Trưởng phòng Nghiên cứu Trung ương của CLRRI. Trong một bài báo năm 2011 của IRIN, chuyên gia về biến đổi khí hậu Reiner Wassmann từ IRRI đã trích dẫn : "Việc chuyển thông tin di truyền lai tạo giống lúa sẽ mất ba năm, và trong năm thứ tư, chúng ta sẽ cố gắng truyền bá giống mới này” Tuy nhiên, bà Hồ cho biết, cho đến ngày, chưa có sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc phát triển giống lúa lai tạo chịu ngập mặn. Hiện tại, CLRRI chỉ sử dụng các phương pháp như lai tạo giống để tạo ra nhiều giống gạo chứa SUB1 và ​​Saltol. Tương tự, Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp Việt nam (AGI) đã sử dụng các nguồn giống mới của IRRI với hơn 100 loại khác nhau để thực hiện nghiên cứu trên môi trường canh tác của miền Nam. Các kết quả cho thấy giống mới có sức chịu mặn tốt hơn, và viện nghiên cứu đang đẩy nhanh tiến trình tạo ra các giống khác nhau để từng bước tạo ra các giống lúc có năng suất cao hơn..

Tiến sĩ Đặng Trọng Lương, Phó Giám đốc AGI, cho biết: "AGI gần đây đã đưa ra một dự án để lai giống các giống lúa Saltol với giống lúa Khang dân 18 để tạo ra giống lúa SHPT2 có khả năng chịu đựng được điều kiện ngập mặn trong 14 ngày. Tuy nhiên, những dự án này thường phải vượt qua những khó khăn liên quan đến biểu hiện gen trong các giống lai, điều này thường khó kiểm soát. Các dự án cả tạo giống truyền thống cũng mất một khoảng thời gian đáng kể, trong khi đó hàng triệu nông dân sẽ có khả năng tiếp tục bị mất mùa do tình hình ngập mặn vẫn đang đe dọa.

Để đối phó với những vấn đề này, năm 2016 các nhà nghiên cứu từ CLRRI và hai trường đại học Úc đã tiến hành nghiên cứu để xác định các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến độ mặn trong gạo. Họ đã phát hiện ra rằng sự biến đổi gen, đặc biệt là các kỹ thuật dịch chuyễn bộ gen là giải pháp tốt nhất để tạo ra một cách có hiệu quả những giống chịu mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Phương pháp này đã được thực hiện ở các vùng trồng lúa khác trên thế giới. Ví dụ, ở Ấn Độ, sau khi chính phủ chấm dứt lệnh cấm GMO toàn quốc, Tổ chức nghiên cứu Swaminathan đã tiến hành thử nghiệm một giống lúa gạo có chứa gen từ các cây ngập mặn có khả năng chịu mặn cao.

Thật không may là không chắc rằng gạo có nguồn gốc từ giống lúa lai tạo-GMO sẽ được phổ biến rộng rãi ở bất cứ thời điểm nào của Việt Nam, vì sự hiểu biết về nó cũng như cần thời gian để tiến hành các nghiên cứu lai tạo giống. Đồng thời giống lúa lai tạo cũng không có được sự ủng hộ từ người nông dân. Ông Vỏ Tiếng, một nông dân từ thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nói: "Tôi sẽ không bao giờ sử dụng bất kỳ thiết bị sinh học nào, tôi muốn ở gần thiên nhiên". "Tôi không có ý tưởng về công nghệ cải tạo gen cho lúa." Gần với thiên nhiên là một thực tế mà nhiều nông dân truyền thống coi trọng.

Với cái nhìn từ một người kinh doanh hiểu biết, ông Ngô Chi Công, một doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp ở Cao Lãnh, Đồng Tháp cho biết, "Hiện tại tôi hình như không thấy một ai ở trong khu vực miền Nam nuôi cấy giống lúa lai tạo gen GMO”. Sự thiếu hiểu biết và nghi ngờ về giống lúa lai tạo gen đang trong tình trạng rất không rỏ ràng, vì không ai biết tất cả các sản phẩm GMO hiện đang được bán trên thị trường đều đến từ các tập đoàn đa quốc gia như Pioneer, Syngenta và Monsanto. Các công ty này kiểm soát 27% hạt giống quốc tế và 87% bằng sáng chế.

Mặc dù chính phủ đã chấp thuận phân phối khoảng 24 sản phẩm nông nghiệp lai tạo GMO như bắp, đậu phộng,..nhưng dư luận vẫn không đồng tình với các giống lai tạo mới từ công nghệ này.

Tiến sĩ Lương nhìn thấy sự không đồng tình này chủ yếu là vấn đề nhận thức; khi các phương tiện truyền thông chưa làm rỏ được vấn đề các hạt giống lai tạo, biến đổi gen thì gần như hầu hết người Việt Nam vẫn chưa biết gì về công nghệ này hổ trợ cho năng suất mùa vụ như thế nào. Ông nói: "Người ta không tin vào GMO vì họ chỉ nghe từ truyền miệng vấn đền Không GMO”.

Cho đến nay, chính phủ chưa có cung cấp thông tin và hướng dẫn quy định về vấn đề GMO hay Không GMO. Thực tế GMO vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi thậm chí ở các nước phát triển. Sẽ là một đáng tiêc khi các nỗ lực của các nhà khoa học cố gắng tìm kiếm giải pháp tốt hơn cho cây giống để phù hợp điều kiện và khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn. Đã từng có những dự án thất bại trong việc phổ biến giống lai tạo mới để giúp nông dân canh tác trong điều kiện thích nghi với biến đổi khí hậu, như dự án Golden Rice nâng coa giá trị dinh dưỡng cho cây lúa tại Philippines. Dự án này gặp phải sự phản kháng của các nhóm xã hội “ yêu thiên nhiên” ma 2kho6ng hiểu rằng giống lúa lai tạo mới sẽ cung cấp loại giống có hàm lượng Vitamin A cao hơn rất nhiều.

MAI HOÀNG


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn