Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay

30-10-2024 06:23 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Múa Tắc xình của người Sán Chay (huyện Phú Lương, Thái Nguyên) mang triết lý nhân sinh, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", là cầu nối tâm linh giữa đất trời và lòng người, thắp lên niềm tin, khát vọng chinh phục thiên nhiên và hướng người dân tới cuộc sống tốt đẹp.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 1.

Tắc xình là điệu múa của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc huyện Phú Lương. Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để con người tạ ơn trời đất, mang ước nguyện về một năm tiết trời thuận lợi, muôn loài sinh sôi, lúa ngô được mùa, bản làng bình yên, hạnh phúc.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 2.

Múa Tắc xình là điệu múa nghi lễ, vừa tái hiện các hoạt động lao động sản xuất của người Sán Chay, vừa thể hiện đời sống tâm linh của người làm nông nghiệp, phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố tự nhiên.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 3.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 4.

Đó cũng là hoạt động tín ngưỡng mang triết lý nhân sinh, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", là cầu nối tâm linh giữa đất trời và lòng người, thắp lên niềm tin, khát vọng chinh phục thiên nhiên và hướng người dân tới cuộc sống tốt đẹp.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 5.

Với ý nghĩa đó, hiện nay, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang sưu tầm, nghiên cứu, triển khai giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa múa Tắc Xình của đồng bào dân tộc Sán Chay.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 6.

Trải qua thăng trầm của thời gian, múa Tắc xình vẫn giữ nguyên được nét độc đáo và đậm bản sắc dân tộc.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 7.

Theo quan niệm tín ngưỡng của người Sán Chay, múa Tắc xình (múa Cầu mùa) mang ước nguyện của con người, về một năm tiết trời thuận lợi, muôn loài sinh sôi, lúa ngô được mùa, bản làng bình yên, hạnh phúc. Đồng thời thể hiện đạo lý tưởng nhớ tổ tiên, là cầu nối tâm linh giữa đất trời và lòng người, cõi sống và cõi chết, thế hệ trước và thế hệ sau, thắp lên niềm tin, khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân lao động.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 8.

Múa Tắc xình hội tụ các yếu tố của trình diễn dân gian, trải qua thời gian dài tồn tại, phát triển đã được cộng đồng người Sán Chay thừa nhận và lưu truyền qua nhiều thế hệ, trở thành một di sản phi vật thể đặc sắc cấp quốc gia của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, góp phần vào sự đa dạng văn hóa trong vườn hoa văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 9.

Múa Tắc xình gồm có 9 điệu cơ bản: Thăm đường, lập làng, bắt quyết, mài dao, phát nương dọn rẫy, tra mố, hái lượm, mừng mùa vụ và chim gâu. Chính vì vậy, ngày 25/8/2014, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL công nhận múa Tắc xình là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và là điệu dân vũ đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 10.

Điệu múa Tắc xình luôn có sức hấp dẫn không chỉ với đồng bào dân tộc Sán Chay, tỉnh Thái Nguyên, mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều dân tộc anh em khác sinh sống trên vùng cao phía Bắc.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 11.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 12.

Đắm say vũ điệu Tắc xình của người Sán Chay- Ảnh 13.

Việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản múa Tắc xình không chỉ có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau, khơi dậy lòng tự hào về bản sắc riêng của cộng đồng người Sán Chay, mà còn khích lệ tinh thần đoàn kết cộng đồng và góp phần vào công tác xây dựng đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn