Cuộc sống rời sân cỏ của các 'cô gái vàng' vừa làm nên lịch sử bóng đá Việt

09-02-2022 15:45 | Xã hội
google news

SKĐS - Giành tấm vé lịch sử đưa bóng đá nữ Việt Nam tham dự đấu trường World Cup, Huỳnh Như và các đồng đội đang là những "người hùng" trong lòng người hâm mộ. Nhưng rời sân cỏ, họ cũng còn nhiều lo toan đời thường phải vượt qua.

Nhưng rời sân cỏ, họ cũng có những lo toan đời thường, phải làm sao để vượt qua chuyện "cơm, áo, gạo, tiền" và sống với niềm đam mê.

Tuyển nữ Việt Nam giành tấm vé lịch sử dự World Cup 2023Tuyển nữ Việt Nam giành tấm vé lịch sử dự World Cup 2023

Đánh bại Đài Bắc Trung Hoa 2-1 ở loạt đấu play-off, tuyển nữ Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử giành vé dự vòng chung kết World Cup.

Trên thực tế, trong thành phần đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam có không ít người gặp khó khăn về mặt tài chính. Thậm chí, nhiều người trong số họ còn phải làm thêm cả những nghề tay trái để có thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

 - Ảnh 2.

Ngoài việc thi đấu, cửa hàng chính là công cụ để Tuyết Dung phụ giúp gia đình


Một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất đội tuyển nữ quốc gia hiện nay là Nguyễn Thị Tuyết Dung. Bên cạnh việc là một cầu thủ bóng đá, Tuyết Dung cũng có kinh doanh quán riêng, lấy thương hiệu "Tuyết Dung 7", chuyên kinh doanh các món ăn về vịt như tiết canh, bún, miến, cháo,…

Ngoài ra, cũng giống như nhiều người dân Việt Nam khác xuất phát từ đồng quê, Tuyết Dung cũng phụ giúp gia đình trong mùa gặt lúa. Cô cũng từng đích thân ra ruộng và đăng tải bài viết với hình ảnh "chân lấm tay bùn", đậm chất dân dã của làng quê Việt Nam.

Đáng chú ý, Tuyết Dung có thể nói là một trong những cầu thủ hiếm hoi trong làng bóng đá Việt có thể ghi bàn bằng cả hai chân từ chấm phạt góc, điều mà ngay cả những nam đồng nghiệp xuất sắc cũng chưa thể làm được.

Tuyết Dung có thể xem là một trường hợp may mắn. Nữ tuyển thủ này từng được quốc tế chú ý vì thành tích ghi 2 bàn từ chấm phạt góc, bằng 2 chân, và cô có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho tương lai. Dung từng bỏ cơ hội xuất ngoại vì thuộc biên chế của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Hà Nam. Hiện tại, Tuyết Dung đang vừa làm vận động viên, vừa làm huấn luyện viên đội trẻ.

 - Ảnh 4.

Tuyết Dung may mắn khi có tương lai vững chắc. Ảnh: NVCC

Cô may mắn hơn các đồng nghiệp rất nhiều, bởi từ danh tiếng cô có thể kiếm thêm thu nhập, với một trung tâm bóng đá cộng đồng mang tên mình dành cho trẻ em. Dù vậy, tiền vệ của câu lạc bộ Phong Phú Hà Nam vẫn chú tâm và tập luyện và thi đấu. Bởi, bóng đá mới là nghề chính.

 - Ảnh 5.

Tiền đạo Huỳnh Như tham gia kinh doanh bên ngoài sân cỏ. Ảnh: FBNV

Đội trưởng tuyển nữ Việt Nam - Huỳnh Như không chỉ là "cây săn bàn" trên sân cỏ mà còn bà chủ thương hiệu "Nàng 9 dừa sáp Trà Vinh". Trên trang cá nhân của Huỳnh Như, rất nhiều lần tiền đạo của câu lạc bộ TPHCM đăng tải những hình ảnh liên quan đến sản phẩm và trực tiếp bán hàng. Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận vì mới hoạt động và phải đi thi đấu nhiều nên chưa thực sự chăm chút cho quán.

 - Ảnh 6.

Ngoài đá bóng, tiền đạo Bích Thùy còn bán hàng online

Người đã tung ra đường chuyền quyết định giúp Nguyễn Thị Bích Thùy ghi bàn, ấn định chiến thắng 2-1 đầy cảm xúc cho đội tuyển nữ Việt Nam là Thái Thị Thảo lại lựa chọn công việc tay trái là bán hàng online. Trên trang Facebook cá nhân, tuyển thủ xứ Nghệ thường bán nhiều mặt hàng khác nhau như giày, thắt lưng, nước hóa, đồng hồ… với nhiều mức giá khác nhau.

Kể ra để thấy dù khó khăn trăm bề, thậm chí nhiều cầu thủ phải vật lộn kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, nhưng những "nữ người hùng" của bóng đá Việt Nam vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê với trái bóng tròn tới cùng.

Sau khi tuyển nữ Việt Nam giành vé đi World Cup, rất nhiều vấn đề được đặt ra để làm sao đưa bóng đá nữ có lộ trình phát triển bền vững. 

 Xem thêm video đang được quan tâm: 

Kỳ tích: Vaccine ngừa COVID-19 làm nên lịch sử




K.N
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn