Con gái dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?

16-02-2010 08:10 | Giới tính
google news

Trong khi các bạn cùng trang lứa đua nhau thành thiếu nữ khi 12, 13 tuổi, thì con gái chị H. đã 16 tuổi rồi mà vẫn "trước sau như một", chưa thấy xuất hiện "đèn đỏ".

Trong khi các bạn cùng trang lứa đua nhau thành thiếu nữ khi 12, 13 tuổi, thì con gái chị H. đã 16 tuổi rồi mà vẫn "trước sau như một", chưa thấy xuất hiện "đèn đỏ". Hiện tượng đó gọi là dậy thì muộn. Thông thường trẻ gái bắt đầu dậy thì từ độ tuổi 9 đến 13. Đánh dấu bước phát triển mới này là sự xuất hiện kinh nguyệt, chiều cao tăng vọt, ngực căng tròn và lông xuất hiện ở nách, cơ quan sinh dục. Nếu từ 14 - 16 tuổi chưa thấy các dấu hiệu trên thì bé gái được gọi là dậy thì muộn. Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì muộn có nhiều như rối loạn nội tiết tố, sức khoẻ, có vấn đề về buồng trứng, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, yếu tố gia đình (bố, mẹ cũng dậy thì muộn), do trẻ có các bệnh mạn tính về máu, ung thư, bệnh hệ thống hay do những bất thường về nhiễm sắc thể. Khi trẻ dậy thì muộn, vấn đề tâm lý hết sức quan trọng. Trẻ sẽ thấy xấu hổ, mặc cảm với bạn bè, bố mẹ thì lo lắng, sợ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này của trẻ. Trẻ mắc bệnh này sẽ kém phát triển thể chất, người thấp nhỏ, không cân đối, đặc điểm giới tính không phát triển... Trước thực tế đó, các bậc cha mẹ phải đưa con tới bác sĩ chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm. Nếu trẻ chỉ dậy thì chậm đơn thuần, không mắc các bệnh làm ảnh hưởng tới quá trình dậy thì thì nên bình tĩnh, kiên trì đợi chờ. Xin lưu ý rằng nhưng trẻ vận động quá nhiều như học múa chuyên nghiệp, tập thể thao chuyên nghiệp đều có thể gặp chứng dậy thì muộn, vì vậy cần giảm khối lượng vận động, hoặc thay đổi các bài tập luyện phù hợp. Tránh dùng các bài tập quá sức, hoặc tập luyện mạnh khi còn quá nhỏ. Nếu thấy trẻ 13 tuổi mà chưa thấy “núi đôi, đèn đỏ” xuất hiện, các bậc cha mẹ phải nghĩ ngay tới chứng dậy thì muộn và đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị.

BS. Phương Thu


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn