Hà Nội

Cơ quan chức năng có thể xử phạt clip gợi dục của Ngọc Trinh

13-06-2014 09:59 | Văn hóa – Giải trí
google news

"Nếu cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phân tích kỹ lưỡng thì clip quảng cáo này có thể đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quảng cáo"

"Tôi chưa từng được thấy một quảng cáo nào của Việt Nam dù là lĩnh vực thẩm mỹ mà có thể trưng phô nhiều chi tiết cũng như những cử chỉ hành động nhạy cảm đến thế".

Cách đây vài hôm, đoạn clip dài hơn 1 phút của Ngọc Trinh quảng cáo cho một nhãn hàng sữa tắm nhanh chóng gây sốc trên cộng đồng mạng.

Trong clip, Ngọc Trinh không ngại ngần khoe ra những phần rất nhạy cảm trên cơ thể của mình. Không những vậy, cô còn thực hiện khá nhiều động tác được đánh giá là mang hơi hướng gợi dục, kích dục.

Tuy đây không phải lần đầu tiên cô quảng cáo gợi cảm quá đà, nhưng nó vẫn khiến người xem "hết hồn" vì sự táo bạo của cô gái sinh năm 1989 này.

Nhận định về đoạn clip này của Ngọc Trinh, một chuyên gia marketing cho biết, đây là một dạng làm marketing trá hình. Họ sử dụng chiêu thức đánh vào sức nóng của truyền thông.

Khi đoạn clip này được tung ra, lập tức sự chỉ trích và lan truyền của cộng đồng mạng khiến đoạn clip xuất hiện nhan nhản ở khắp mọi nơi. Và họ đạt được mục đích quảng bá sản phẩm, được nhiều người biết/nhớ đến sản phẩm đó.

Cũng theo chuyên gia marketing này, nội dung của clip cực kỳ phản cảm, đi trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

"Nếu trước đây Angela Phương Trinh chỉ vì một chiếc quần màu nude biểu diễn phản cảm trong quán bar mà bị đình chỉ biểu diễn gần 1 năm trời thì clip này của Ngọc Trinh thậm chí còn phản cảm hơn thế. Những phần cơ thể được phơi bày lộ liễu, những động tác chủ yếu là gợi dục", ông cho biết.

Ông cho biết thêm: "Trên thế giới có khá nhiều thuơng hiệu làm thế. Họ tập trung phát cho tiếp thị giới tính. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ hình ảnh này luôn đi kèm theo là sản phẩm để người xem không quên đi hình ảnh của nó. Không quá tập chung vào giới tính vì khi đó sản phẩm sẽ bị quên lãng.

Cái clip này thu view cao không có nghĩa thành công. Vì tỉ lệ người nhận biết tới sản phẩm là thấp. Mà đúng hơn chả ai thèm quan tâm tới tên thương hiệu này. Người xem chủ yếu chỉ quan tâm đến mông , đùi, ngực. Đó là thất bại.

Thêm nữa, họ quên đây là châu Á, là Việt Nam. Văn hóa quảng cáo không có nhiều yếu tố sexy mà đề cao tính văn hóa và nhân văn".

Theo ông, nếu như xác minh được chính xác nhãn hàng Ngọc Trinh quảng cáo có xuất xứ từ Việt Nam, thì công ty đó nhất định sẽ bị xử lý.

Và trên góc độ những hình ảnh phản cảm của Ngọc Trinh đưa vào trong đoạn clip quảng cáo, các cơ quan chức năng hoàn toàn nên cân nhắc xử phạt cô này.

Bên cạnh đó, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhận định: "Tôi chưa từng được thấy một quảng cáo nào của Việt Nam dù là trong lĩnh vực thẩm mỹ mà có thể trưng phô nhiều chi tiết cũng như những cử chỉ hành động nhạy cảm đến thế. Với tôi đoạn clip quảng cáo mà ý tưởng xây dựng cũng như người thực hiện hành vi này quá phô bày cơ thể.

Từ việc cởi bỏ toàn bộ quần áo trên cơ thể, thể hiện một thân hình hoàn toàn trần trụi, động tác giống như đang gợi dục nhiều hơn là nói về sản phẩm.

Do vậy người xem rất dễ bị lệch lạc về cách nhìn nhận đúng nghĩa cho sản phẩm mà có thể dẫn đến suy nghĩ tục tĩu, thiên hướng về dụng vọng gây ảnh hưởng đến truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục và vấn đề giáo dục giới tính của người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là trẻ em và những bạn nam trẻ tuổi.

Người xem dễ bị nhầm lẫn, chỉ thích thú và tập trung vào những đường nét, những điểm nhạy cảm trên một cơ thể trần trụi của cô gái mà sẽ không để ý hoặc khó có thể hiểu được cô ấy đang dùng sản phẩm nào đó.

Nếu cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phân tích kỹ lưỡng thì clip quảng cáo này có thể đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quảng cáo đối với những hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại Điều 8 Luật quảng cáo.

Cụ thể là "Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam" và "Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em".

Vậy nên đơn vị sản xuất, sở hữu và phát hành clip quảng cáo có thể phải xem, điều chỉnh lại cho phù hợp quy định của pháp luật".

 

 


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn