Hà Nội

"Có phong bì thì tiêm đỡ đau..."

27-12-2013 12:15 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Ngày xửa ngày xưa ,truyện kể rằng "Có phong bì thì Điều dưỡng tiêm đỡ đau" , bây giờ ...

Ngày xửa ngày xưa ,truyện kể rằng "Có phong bì thì Điều dưỡng tiêm đỡ đau" , bây giờ ...

Trên thực tế, nhiều người bệnh xem việc bị tiêm thuốc là nổi ám ảnh, khiến không ít nhà khoa học vắt đầu suy nghĩ, có nhiều người bệnh họ còn sợ việc tiêm hơn là việc phải mổ ( vì việc đi mổ thường chỉ một lần và được vô cảm, còn việc tiêm thì có khi ngày hơn 3 lần, và phải tiêm nhiều ngày ) cũng đã có chuyện kháo nhau rằng "có phong bì thì Điều dưỡng tiêm đỡ đau" .Vậy sự thật này là như thế nào, chúng ta thử nhìn dưới góc độ khoa học nghề nghiệp:

Việc tiêm thuốc vào bắp là đưa một khối lượng thuốc vào trong cơ qua một phương tiện là mũi kim tiêm

1.Vị trí tiêm:

Các vị trí tiêm bắp thông thường

Tiêm vào cơ delta (bắp vai) ,Tiêm vào cơ đùi (bắp đùi) hay tiêm vào cơ mông (tiêm mông)

Tùy theo tuổi ,thể trạng gầy hay béo mà các khối cơ ở các vị trí phát triển khác nhau về độ rộng lẫn độ dày và phân bố thần kinh cảm giác ở đó thông thường về mặt giải phẫu thì :

Có 3 loại thụ thể cảm nhận đau: thụ thể cơ nhiệt A-∂, thụ thể đa thức C, và thụ thể đau ở da được mô tả gần đây chỉ bị kích hoạt trong quá trình viêm.

Thụ thể cảm nhận đau cơ-nhiệt A-∂ có liên quan đến sợi nhỏ myelin A-∂ và đáp ứng chủ yếu với kích thích cơ học. Kích thích thụ thể cơ nhiệt A-∂ gây ra đau như dao đâm.

Thụ Thể Đau Nhức C (C polymodal cociceptors) có liên quan đến sợi không myelin C và đáp ứng với nhiều kích thích nguy hại khác nhau (đó là hóa học, nhiệt và cơ học). Thụ thể đau nhức C gây ra cảm giác như bị bỏng khi bị kích thích. Loại thụ thể đau này cũng đóng vai trò trong quầng đỏ của da có liên quan đến hiện tượng viêm do thần kinh.

Thụ Thể Kích Thích Viêm Được Cấu Thành Từ Các Sợi Không Myelin C. Khi không có viêm, chúng yên lặng và không đáp ứng với cả kích thích nguy hại mãnh liệt nhất.

Xung tiếp nhận đau chuyển từ ngoại vi vào tủy sống qua rễ sau như các xung điện trong quá trình dẫn nạp (transduction).

Cường độ đau có khuynh hướng liên quan đến mức độ kích thích nguy hại trong trạng thái đau bình thường.

Tổn thương thần kinh có thể làm mẫn cảm các đường đến nguyên phát một cách khác nhau, nơ rôn bậc hai trong tủy sống có thể hiểu hiện giảm ngưỡng đau.

Sự khử cử độc lập của sợi dây thần kinh có thể gây ra đau tự phát, đau dị cảm và đau quá mức (sự cảm nhận gia tăng quá mức đôi với kích thích có hại).

 

Có 2 loại nơ rôn ở đàng sau tủy sống.

Nơ rôn tiếp nhận đặc hiệu và nơ rôn có diện động rộng (wide-dynamic range neuron).

Nơ rôn tiếp nhận đặc hiệu đáp ứng với một loại kích thích đặc biệt (thí dụ như nhiệt, áp lực, v…v…). Nó có diện tham chiếu nhỏ và được tổ chức theo định khu cơ thể.

Nơ rôn có diện động rộng đáp ưng với nhiều loại kích thích. Nó có diện tham chiếu rộng.

Các Đường Đến của cả Thụ Thể Đau A-∂ và C có thân tế bào ở Hạch Rễ Sau. Sợi đi vào tủy sống và cho ra các nhánh bên đi lên và đi xuống để tạo thành bó Lissauer trên lớp nông của sừng sau trước khi đi vào sừng sau. Nơ rôn ở sừng sau tạo thành đường cảm nhận đau đi lên.

Đường cảm nhận đau đi lên bao gồm bó gai-thị, bó gai-lưới, cột sau, hệ bản thể tủy sống và bó gai trung não.

Việc chúng ta tiêm vào trong cơ ,càng sâu thì các thụ thể cảm giác ít bị ảnh hưởng vì phân bố nhiều ở lớp dưới hạ bì và gần các bao cân .

Vậy là vị trí mũi kim tiêm phải nằm ở giữa khối cơ là đỡ đau nhất

2.Tốc độ tiêm:

Chúng ta tiêm tốc độ càng nhanh thì mức độ tổn thương cơ càng lớn, vì không có thười gian để thuốc lang rộng ra mà còn gây nên tình trạng xé rách bắp cơ, không những vậy việc tiêm nhanh còn gay tạo khối chèn ép các rể mút thần kinh cảm thụ gây tình trạng đau kéo dài.

3.Loại kim tiêm:

Với kim càng nhỏ thì càng ít gây tổn hại và càng đỡ đau hơn ,

tuy nhiên không phải bao giờ cũng sử dụng được kim nhỏ, vì với một số thuốc có độ keo cao, khối lượng phân tử lớn thì không thể dùng kim nhỏ được, do vậy nên chọn kim tiêm có kích thuốc phù hợp .

4.Mặt vát của kim tiêm:

Với kim có mặt vát càng mỏng vát thì khả năng xuyên thấu khi tiêm càng cao, do vậy cũng sẽ giảm được tổn thương phần mềm và cũng gây ít đau hơn, trên thực tế việc sử dụng kim tiêm nhiều lần hay, sử dụng ngay kim tiêm để tiến hành lấy pha thuốc đã làm hỏng mặt vát của kim tiêm.

5.Tốc độ đâm kim:

Chúng ta thường nghe quảng cáo bấm lổ tai không đau, bí quyết ở đây là thay cho việc bấm bằng tay họ dùng súng để bắn kim, với tốc độ nhanh tức thời, cảm nhận cảm giác của người bệnh sẽ ít hơn vậy là bệnh nhân có thể đỡ đau hơn khi ta tiến hành tiêm nhanh .Vì thế một số tài liệu nước ngoài họ gọi từ tiêm là từ "shot".

6.Tốc độ rút kim:

Cũng tương tự như khi tiêm.

7.Loại thuốc tiêm:

Một trong những tác dụng gây đau là do sự kích ứng của thuốc lên các thụ thể đau, với những thuốc đẳng trương (isotonic) thì ít kích ứng hơn các thuốc nhược trương (hypotonic) hay ưu trương (hypertonic).

Tính hóa lý của thuốc: sự tương tác về mặt hóa lý của thuốc cũng làm cảm nhận đau thay đổi: những thuốc có PH acide hay bazơ thì kích ứng hơn thuốc trung tính .hay những thuốc quá lạnh hay quá nóng cũng kích ứng nhiều hơn.

Lợi dụng đặt tính này chúng ta có thể pha loãng thuốc với tỷ trọng phù hợp mà không làm ảnh hưởng hoạt tính của thuốc trước khi tiêm, sẽ làm cảm giác đỡ đau hơn.

8.Khối lượng thuốc tiêm:

Thể tích thuốc tiêm vào càng lớn thì cảm giác đau sẽ càng nhiều do mức độ gây tổn hại đến bó cơ, và sự chèn ép vào các đầu thụ thể đau, do vậy cần ước tính và tiêm tùy thuộc vào khối lượng mà chọn vị trí phù hợp, chẳng hạn không tiêm quá 3 ml vào cơ Delta với người lớn và không quá 10 ml vào cơ đùi hay cơ mông, để hạn chế tác dụng không mong muốn này chúng ta có thể tiêm nhiều vị trí hoặc nhiều lớp trên một cơ .

9.Các yếu tố khác

Không những vậy liệu "vấn đề phong bì có làm giảm đau khi tiêm hay không " có thể, đây là tác động của yếu tố tâm lý, một người điều dưỡng tiêm thuốc nhẹ nhàng dịu dàng ân cần bao giờ cũng làm cho người bệnh an tâm và ảnh hưởng trực tiếp đến đau, bên cạnh đó cũng tùy thuộc vào đối tượng tiêm với ngưỡng đau, và trạng thái tâm lý cũng quyết định người bệnh có đau nhiều hay đau ít .

Vậy là không thể nói là tiêm bắp là không đau được, việc đau nhiều hay đau ít phụ thuộc vào Skills của người Điều dưỡng trong mọi mặt trước và trong khi tiêm thuốc .

Theo XVdomino


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn