Chuyện về các tình báo Mỹ sống bên Bác Hồ

18-05-2009 22:56 | Thời sự
google news

Hồi tưởng về Người, một tình báo viên Mỹ sau những ngày tháng sống bên Bác đã phải thốt lên: “Khi quan hệ của tôi với Hồ Chí Minh trở nên thân thiết hơn, tôi bắt đầu hiểu rõ con người ông- một người hiến dâng cả cuộc đời để giành lại tự do cho nhân dân mình...".

Hồi tưởng về Người, một tình báo viên Mỹ sau những ngày tháng sống bên Bác đã phải thốt lên: “Khi quan hệ của tôi với Hồ Chí Minh trở nên thân thiết hơn, tôi bắt đầu hiểu rõ con người ông- một người hiến dâng cả cuộc đời để giành lại tự do cho nhân dân mình...".

Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II - giai đoạn nổ ra cuộc chiến tranh Mỹ Nhật, trong nước, ta đang chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp lên đường sang Trung Quốc đàm phán và yêu cầu được hỗ trợ về các phương tiện thông tin liên lạc. Hai người được chọn là Mac Shin và Frank Tan thuộc Cơ quan tình báo chiến lược (OSS) của Mỹ. Họ đã cùng đoàn công tác của Bác đến chiến khu Việt Bắc, rồi sang Tân Trào để gây dựng các cơ sở thông tin liên lạc chống Nhật và đào tạo các cán bộ Việt Nam.

 Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng các chiến sĩ thuộc OSS.
Sống và làm việc gần Bác ròng rã suốt 4 tháng, những chiến sĩ tình báo Mỹ nhận ra đây không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất mà còn là một con người gần gũi, ấm áp, đầy tình yêu thương. Thậm chí ông Frank Tan còn cho biết, ông thực sự bị chinh phục khi trò chuyện tới khuya với con người có sức lôi cuốn quần chúng này. Bác lo cho những người bạn Mỹ từ những điều nhỏ nhất. Từ Trung Quốc về, Bác đã cho 20 người trong đoàn của mình quay lại hộ tống 2 người này và khi đến Tân Trào, Bác  đưa cho họ một bản đánh máy chi tiết từ địa thế nguy hiểm, khả năng bị do thám đến các nguy cơ có thể khi gặp động vật hoang dã...

Những ký ức về Bác vẫn luôn ẩn hiện trong tâm trí người tình báo Mỹ năm nào, ông Mac Shin kể về Bác Hồ với một tình cảm thân thiết kính trọng, người mà ông thường gọi bằng tên "Ah Kung" (Tiếng Trung Quốc có nghĩa là Ông). Họ thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, tiếng Trung mà không gặp một trở ngại nào, thỉnh thoảng còn cùng nhau hát vang bài hát "For He's a Jolly Good Fellow". Ghi nhận sự giúp đỡ của Mac Shin, Chính phủ Việt Nam đã trao cho ông Huy chương Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc.

Những tình báo viên của cơ quan tình báo Mỹ, những người đã từng gặp, tiếp xúc với Hồ Chủ tịch đều thực sự bị cảm hóa bởi tình cảm của Bác. Hầu hết trong số họ đều trở thành những người bạn, những người ủng hộ Việt Nam, phản đối cuộc xâm lược của Mỹ: "Chúng ta không bao giờ giành chiến thắng tại Việt Nam bởi vì chúng ta chiến đấu không có mục đích. Trong khi đó người Việt Nam chiến đấu vì mục đích, vì niềm khao khát độc lập, tự do".

Trung úy Charles Fenn thuộc đội OSS tâm sự trong một cuốn sách viết về Bác của mình: "Tôi đã nói chuyện với Hồ Chí Minh. Tôi cảm nhận được ánh sáng đặc biệt trong đôi mắt Người, tôi biết tôi đang đứng trước một con người phi thường".

Xuân Thanh (Theo NWASIAweekly)


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn