Chuyên gia giải mã 'cơn sốt' giá vàng

08-03-2024 12:24 | Xã hội

SKĐS - Theo chuyên gia, lãi suất liên tục giảm, đầu tư khó khăn nên dòng tiền có xu hướng chảy sang kim loại quý. Tâm lý "mua vàng còn giữ được giá" khiến nhiều người lựa chọn vàng để đầu tư.

Giá vàng hôm nay ngày 7/3 đồng loạt phá kỷ lụcGiá vàng hôm nay ngày 7/3 đồng loạt phá kỷ lục

SKĐS - Theo cập nhật giá vàng hôm nay, ngày 7/3, thị trường vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh với giá vàng miếng và giá vàng nhẫn cùng phá kỷ lục.

"Cơn sốt" giá vàng chưa giảm

Giá vàng không ngừng nhảy múa, tăng vọt ở mức kỷ lục những ngày gần đây tạo nên "cơn sốt" giá chưa từng thấy. Sáng nay, giá vàng thế giới tiếp tục tăng thêm 11,085 USD/ounce so với hôm qua - tạo mức giá cao nhất mọi thời đại. Trong nước, các thương hiệu cũng không ngoại lệ, khi đồng loạt tăng từ 700 - 800 nghìn đồng/lượng. Hiện giá vàng SJC giao dịch tại Hà Nội đã đạt mức 81,82 triệu đồng/lượng, đắt hơn thế giới 16,259 triệu đồng/lượng.

Trong lịch sử, cơn sóng vàng diễn ra cách đây hơn 10 năm trước khi có Nghị định 24 về việc Ngân hàng Nhà nước độc quyền vàng miếng SJC và nhập khẩu vàng. Giá vàng tăng liên tục và người dân lao vào "đu đỉnh" mua vào bất chấp cảnh báo. Thực tế, không ít người khóc ròng khi giá vàng sau đó lao dốc. Thị trường vàng đang lập lại tương tự khi từ đầu năm đến nay, cả giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều liên tục lập đỉnh kéo theo các loại vàng khác như trang sức, vàng "cục" (một dạng vàng nguyên liệu) tăng theo.

Chuyên gia giải mã 'cơn sốt' giá vàng- Ảnh 2.

Giá vàng liên tiếp lập kỷ lục thời gian gần đây.

Tính từ đầu năm, giá vàng miếng SJC tăng 7 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra và tăng 8 triệu đồng/lượng chiều mua vào; giá vàng nhẫn tăng 6 triệu đồng/lượng cả 2 chiều. So với cùng kỳ năm 2023, mỗi lượng vàng miếng SJC đã tăng 14 triệu đồng chiều bán ra và tăng 12,6 triệu đồng chiều mua vào; vàng nhẫn tăng 11 triệu đồng/lượng chiều mua vào, tăng 12 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Trước tình hình này, Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát toàn bộ doanh nghiệp, các hộ, cá nhân kinh doanh, gia công vàng bạc, đá quý trên địa bàn quản lý. Cơ quan thuế nhấn mạnh tới hoạt động kinh doanh mua bán vàng nguyên liệu và vàng miếng. Trên cơ sở đó, thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế để thực hiện kiểm tra hồ sơ tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định.

Đồng thời, lập đơn vị đầu mối phụ trách chuyên môn, thực hiện nghiên cứu, triển khai, theo dõi và quản lý các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh, chế tác vàng, bạc, trang sức, mỹ nghệ. Kịp thời phát hiện các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh có phát sinh mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý nhưng không kê khai thuế, có sự chênh lệch giữa giá vốn, doanh thu thực tế với giá vốn, doanh thu kê khai thuế giá trị gia tăng.

Lý giải vì sao giá vàng lại tăng phi mã trong nước, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp, Học viện Tài chính cho rằng, do lãi suất liên tục giảm, đầu tư khó khăn nên dòng tiền có xu hướng chảy sang kim loại quý. Tâm lý "mua vàng còn giữ được giá" khiến nhiều người lựa chọn vàng để đầu tư.

"Khi kinh tế biến động, tâm lý của người dân luôn muốn tích trữ vàng. Giá vàng càng tăng càng kích thích tâm lý của người dân mua vàng. Đặc điểm khác của kênh đầu tư vàng, đó là thu hút được số đông người mua, điển hình là người dân lao động. Đây là nhóm khó tiếp cận với đầu tư chứng khoán và cũng chưa đủ tiền để mua bất động sản. Họ chỉ còn có 2 con đường: mua vàng và gửi tiết kiệm. Mà gửi tiết kiệm mang lại lãi suất thấp. Thế nên, người dân lại quay ra tích cóp mua vàng, càng đẩy giá vàng lên cao", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Một nguyên nhân khác theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh là giá vàng tăng mạnh do vàng SJC không được Nhà nước cho nhập thêm, thị trường chỉ có mua đi bán lại vàng SJC cũ. Cầu tăng, cung không có thì đương nhiên giá tăng cao.

Giải pháp nào điều hành thị trường vàng?

Các chuyên gia cảnh báo người dân cẩn trọng khi mua tích trữ vàng thời điểm giá liên tục lập kỷ lục như hiện nay. Bởi tình hình kinh tế thế giới hiện biến động khó lường, giá vàng rất thất thường, lên cao nhưng cũng có thể rớt ngay.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng giá vàng Việt Nam tăng theo giá vàng thế giới nhưng luôn tăng mạnh hơn. Giá vàng thế giới thời gian gần đây tăng nhưng vẫn là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khi xung đột tại Trung Đông kéo dài. Tâm lý mua vàng còn giữ được giá khiến nhiều người ưu tiên tích trữ vàng hơn.

TS Đinh Trọng Thịnh cũng bày tỏ băn khoăn, không có số thống kê chính xác về lượng vàng còn trong dân. Nhưng có một con số ước tính được nhiều người nhắc đến là khoảng 300 - 500 tấn vàng. Nếu số này là có thực và giả sử huy động được một nửa số này đem hoán đổi thành ngoại tệ sẽ lên tới hàng chục tỷ USD phục vụ phát triển kinh tế. "Nhưng sau khi huy động xong, vàng đó kinh doanh thế nào, quản trị rủi ro thế nào? Nếu có lãi sẽ đưa vào đâu và lỗ sẽ lấy gì bù?"- ông Thịnh nêu ý kiến.

Việc các chuyên gia lo lắng, sốt ruột khi một lượng vàng lớn đang nằm bất động trong dân là dễ hiểu. Song có lẽ còn đáng lo hơn nếu lượng vàng được "bơm" ra nền kinh tế một cách không hiệu quả. Nếu không khéo, an toàn của hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Việc các ngân hàng trả giá quá đắt vì huy động vàng thời gian trước đây chính là bài học khiến Ngân hàng Nhà nước thận trọng.

Giá vàng hôm nay ngày 6/3 tăng rồi lại giảm mạnh quanh 81 triệuGiá vàng hôm nay ngày 6/3 tăng rồi lại giảm mạnh quanh 81 triệu

SKĐS - Theo cập nhật giá vàng hôm nay, ngày 6/3, thị trường vàng trong nước biến động liên tục quanh mốc 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tiếp đà tăng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 8/3: Báo động tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội / SKĐS


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn