Hà Nội

Chỉ cần thêm một xét nghiệm, những tranh chấp có thể đã không xảy ra!

28-06-2018 14:03 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Liên quan đến những thông tin giữa bệnh nhân "tố"Bệnh viện FV (quận 7, TP.HCM) trên trang facebook cá nhân gây xôn xao dư luận. Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn nữa,Phóng viên Báo Sức khỏe Đời sống đã phỏng vấn TS. BS. Bùi Chí Thương, Bộ môn Phụ Sản ĐH Y Dược TP.HCM. Theo TS. BS. Bùi Chí Thương, khi một phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ bị rong huyết đến khám, đầu tiên có thể nghĩ đến rong huyết có liên quan thai kỳ không. Trong trường hợp này dùng que thử thai “xui xẻo” lại âm tính mặc dù khách hàng có thai vì có một số trường hợp âm tính giả.

Chẩn đoán “tụ dịch trong lòng tử cung” và “thai chết lưu” theo ý kiến của bác sĩ là như thế nào?

TS.BS. Bùi Chí Thương

Siêu âm thấy dịch trong lòng tử cung, thử thai âm tính: chỉ được phép nói tụ dịch.

Yếu tố “thuốc ngừa thai khẩn cấp” đóng vai trò như thế nào trong trường hợp bệnh nhân này?

Ngừa thai khẩn cấp có tác dụng ngăn có thai khi quan hệ. Tỷ lệ thành công khoảng 80%. Nếu thất bại thì có thai, thai có sống hay lưu còn chịu nhiều yếu tố tác động.

Việc chẩn đoán dựa vào siêu âm và xét nghiệm thử thai nhanh đã đủ để đưa ra quyết định xử trí thích đáng trong trường hợp như vậy chưa?

Cái que thử nhanh (QS) hại cả bác sĩ, bệnh nhân và bệnh viện. Có lẽ bác sĩ muốn nhanh nên dùng QS. Tiếc là không có tiến hành xét nghiệm beta hCG. Chúng ta lại đặt câu hỏi tại sao không xét nghiệm beta hCG? Thật ra beta hCG không đắt, chỉ khoảng gần 100.000 đồng thôi, nhưng nếu thử ít mẫu thì tốn thuốc thử và chi phí lại đắt hơn, không khả thi lắm đối với bệnh viện ít bệnh nhân cần làm betahCG và cần 1-2 giờ mới có kết quả xét nghiệm.

Từ kết quả tụ dịch, sau xử trí Misosprol lại cho xét nghiệm thử thai nhanh bằng nước tiểu có kết quả dương tính. Như vậy là có một bước nhảy vọt trong chẩn đoán hư thai gây chảy máu, theo góc nhìn chuyên gia, việc chẩn đoán có thể xảy ra không? Vì sao?

Có thể vừa nhúng QS vô nước tiểu, không đợi đủ thời gian nên chưa kịp 2 vạch. Vì thử que âm tính nên không nghĩ có thai, kết hợp siêu âm có ứ dịch lòng tử cung nên mới chẩn đoán ứ dịch và cho dùng Misoprostol để đẩy dịch ứ.

Ngoài ra, rất có thể thai bám vào sẹo mổ lấy thai cũ, lúc này người siêu âm ít kinh nghiệm sẽ khó nhận ra. Nếu có thai bám sẹo mổ cũ (CSP Cesarean Section Pregnancy) thì dù có dùng Misoprostol hay hút lòng tử cung đều có nguy cơ gây chảy máu ào ạt mà chúng ta hay dùng mỹ từ là "băng huyết".

Ứ dịch trong tử cung có thể do những nguyên nhân gì?

Ứ dịch có thể do xuất huyết tử cung bất thường (abnormal uterine bleeding) hoặc như polyp, hay nhân xơ tử cung dưới niêm mạc.....

Trường hợp này có thể tránh được tranh chấp giữa bệnh nhân và bệnh viện hay không, thưa bác sĩ?

Bệnh viện hoàn toàn có thể tránh tranh chấp bằng cách mời bệnh nhân tới nói chuyện vì bệnh nhân bực mình “có thể” do khám lâu, chờ lâu trở lại bệnh viện nhiều lần và tính nhầm tiền.

Xin cảm ơn TS. BS. Bùi Chí Thương!



An Quý (thực hiện)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn